Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Trên Vỉ

Cách đây 10 năm, một số người dân tại thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa giống rong nho từ Nhật Bản về trồng thử nghiệm tại địa phương. Từ đó đến nay giống cây này không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành sản phẩm xuất khẩu cho thu nhập cao.
Để mô hình này ngày càng phát triển hơn nữa, mới đây đoàn khối các cơ quan tỉnh, phối hợp với đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng rong nho trên vỉ cho người dân địa phương. Kỹ thuật này sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn so với phương pháp trồng đáy như trước đây.
Từ trước đến nay, người dân trồng rong nho ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa chủ yếu trồng rong trực tiếp xuống đáy ao đìa. Với phương pháp này, cây bám rễ xuống đất nên khi mưa lớn hay nhiệt độ thay đổi, cây rong dễ chết. Bên cạnh đó, phương pháp này khá tốn công sức và thời gian trong việc thu hoạch và cải tạo.
Với phương pháp trồng rong trên vỉ, hầu như những nhược điểm này đã được khắc phục. Rong nho trồng trong vỉ vẫn hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ đáy ao, thuận lợi trong thu hoạch vì có thể đưa từng vỉ lên bờ, khi gặp sự cố cũng có thể nhanh chóng chuyển các vỉ rong nho sang ao khác. Bên cạnh đó, cách làm này còn cho năng suất tăng gấp đôi so với trồng đáy, từ 65 đến 70 tấn/ha/năm.
Anh Đặng Ngọc Thoại – Người trồng rong nho phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa chia sẻ trước kia anh không có vốn, chỉ đầu tư trồng đáy nên 1 ha hái 1 tuần khoảng 2 tấn. Còn bây giờ đầu tư vỉ gần 2 tháng nay một tuần được 3 tấn, hơn 1 tấn trong vòng 1 tuần so với phương pháp trước.
Ông Huỳnh Kim Khánh – Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa cho biết với phương pháp trồng trên vỉ nông dân có thể cơ động. Khi nhiệt độ ở đáy ao cao thì có thể nâng vỉ lên cao hơn đáy, khi mưa lớn, độ mặn thấp thì có thể di chuyển qua ao khác để tăng độ mặn để đảm bảo nguồn giống. Do đó, trồng trên vỉ thì chủ động hơn về sản xuất cũng như lưu giữ giống qua vụ mùa sau.
Áp dụng phương pháp trồng trên vỉ thì chỉ sau khoảng 20 ngày có thể tiến hành thu hoạch, nhanh hơn trồng đáy khoảng 25 ngày. Tuy nhiên quy trình trồng rong nho trên vỉ đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn, bình quân khoảng 250 nghìn đồng/vỉ. Vì vậy, trong đợt chuyển giao kỹ thuật lần này, các đoàn viên, thanh niên còn hỗ trợ 4 hộ dân, mỗi hộ 4000 vỉ/1ha; với 100% tiền giống và 30% tiền vật tư.
Hiện nay rong nho tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Đài Loan và một số tỉnh thành lớn trong cả nước. Với các lợi thế vượt trội so với trồng đáy như năng suất cao, chất lượng rong tốt, dễ dàng di chuyển vỉ rong nên thuận tiện trong thu hoạch và bảo quản giống, hy vọng trong thời gian tới, phương pháp trồng rong trên vỉ sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất và thu nhập cho nhiều hộ dân.
Có thể bạn quan tâm

Cứ tưởng trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ, ông Hà Văn Vận, người dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng (Ba Vì - Hà Nội) đã “phát tài” nhờ nuôi cá tầm.

Sau Tết Nguyên đán năm 2014, gió biển hoạt động khá mạnh. Độ mặn của nước biển tăng cao. Hộ dân ở các xã ven biển Đông đã khởi động chuyến ra khơi, vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò băn khoăn: đầu tư mua sò giống của các tỉnh về nuôi hay tiếp tục để “treo” sân.

Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.

Chị Trần Thị Tâm sinh năm 1973, trong gia đình đông chị em nghèo. Học hết THCS chị đi học nghề cắt tóc. Năm 2000 chị lập gia đình, cuộc sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng, tiền cắt tóc, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ không thể trang trải đủ cuộc sống cho gia đình.

Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.