Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Kỹ Thuật Trồng Ngô Bao Tử

Kỹ Thuật Trồng Ngô Bao Tử
Ngày đăng: 28/10/2013

Ngô bao tử là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu, có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein. Là loại bao tử an toàn, do thu hoạch vào giai đoạn bắp non (bao tử) - giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, ít bị sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, phần ăn được bọc kín trong lá bi nên tồn dư chất độc do nấm không có và hàm lượng NO3 trong sản phẩm cũng rất thấp.

Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá... Ở nước ta nhiều nơi đã trồng ngô bao tử giá trị thu được gấp 2 - 4 lần trồng lúa. Ngô bao tử thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng, 2 vụ, đất mạ... đặc biệt trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), giải quyết công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét.1/ Thời vụ trồngYêu cầu về nhiệt độ của ngô bao tử là trên 18oC (từ tháng 2 - 11 dương lịch) tuy nhiên có 2 vụ thích hợp nhất:+ Vụ xuân: gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4. + Vụ đông: gieo tháng 9 thu hoạch tháng 11.Thời gian cho mỗi vụ khoảng 70 - 80 ngày.2/ Giống: Sử dụng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như Baby corn nhập nội hoặc có thể dùng các giống sau: DK 49, 9088, TSB2, Pacific 11, LVN23...3/ Làm đất: Nên trồng ở nơi đất cao, tưới tiêu chủ động, xa nguồn nước thải, khu công nghiệp đường quốc lộ. Đất được cày bừa nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại lên luống ruộng 70 cm, cao 15 - 20 cm.4/ Mật độ khoảng cách: Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ.Ngô được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách:- Hàng x hàng: 45 - 50 cm.- Cây x cây: 12 - 15 cm.- Mật độ khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha.5/ Phân bónNgô bao tử cần nguyên tố đạm hơn lân và ka li, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón theo định mức sau:- Phân chuồng 8 - 10 tấn/ha.- Đạm 330 - 350 kg.- Supe lân 370 - 400 kg.- Kali 80 kg* Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali.* Bón thúc:- Lần 1: Sau khi mọc 10 - 15 ngày dùng 20% đạm + 20% kali.- Lần 2: Sau khi mọc 25 - 30 ngày dùng 30% đạm + 40% kali.- Lần 3: Sau khi mọc 35 - 40 ngày dùng 20% đạm + 10% kali.Bón cách gốc 5 cm, lần 2 vun cao để chống đổ (nhất là vụ xuân hè) khi bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ.* Chăm sóc:- Như ngô hạt, nếu ngô sinh trưởng kém hoặc gặp hạn có thể phun phân qua lá.6/ Tưới nước: Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch.7/ Rút cờ: Đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô bao tử, đặc biệt đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho bắp phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng trọng lượng bắp non. Thường sau khi gieo từ 45 - 50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ.8/ Sâu bệnh: Ngô bao tử thu hoạch nhanh vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất nên ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên cũng phải chú ý một số sâu bệnh chính: Sâu xám, sâu cắn lá đục thân rệp, bệnh khô vằn, héo xanh, đốm lá. Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc độc hại. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp canh tác.+ Luân canh với cây họ đậu.+ Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch.+ Chọn giống chống bệnh.+ Có thể xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc TMD85 BTN (0,2 - 0,3 kg/tạ hạt giống).9/ Thu hoạch: Sau trồng 40 - 75 ngày (tuỳ theo giống) có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7 - 12 ngày là kết thúc) khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 - 1,5 cm là thu hoạch được.Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5 - 9 cm, đường kính lõi từ 1 - 1,5 cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Làm Đất Tối Thiểu Trong Sản Xuất Cây Vụ Đông: Đậu Tương, Ngô Đông Kỹ Thuật Làm Đất Tối Thiểu Trong Sản Xuất Cây Vụ Đông: Đậu Tương, Ngô Đông

Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ, nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ đông trong những năm qua.

08/01/2012
Phòng Trừ Rệp Hại Ngô Phòng Trừ Rệp Hại Ngô

Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

08/01/2012
Trồng Ngô Rau: Khó Mà Dễ Trồng Ngô Rau: Khó Mà Dễ

Ngô rau là cây ngô (bắp) được trồng với mật độ dày và thu hoạch lúc trái còn non, được dùng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày.

11/03/2012
Kỹ Thuật Thu Hoạch Bảo Quản Ngô Quy Mô Hộ Gia Đình Ở Lào Cai Kỹ Thuật Thu Hoạch Bảo Quản Ngô Quy Mô Hộ Gia Đình Ở Lào Cai

Ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai với diện tích trên 31 ngàn ha, chiếm 14% tổng diện tích trồng cây hàng năm, sản lượng đạt trên 100 ngàn tấn, năng suất bình quân 33 tạ/ha(năm 2010)

27/09/2012
Kỹ Thuật Trồng Bắp Non Theo Hướng Rau An Toàn Kỹ Thuật Trồng Bắp Non Theo Hướng Rau An Toàn

Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế ngày nay và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác

21/01/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.