Bệnh Lùn Sọc Đen Hại Trên Cây Ngô

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...
Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.Các địa phương trồng ngô bị bệnh này đã lấy mẫu và gửi ra Viện Bảo vệ Thực vật để phân tích tìm nguyên nhân. Qua các mẫu phân tích của Viện Bảo vệ Thực vật đã xác định rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên lúa là môi giới truyền bệnh trên ngô đông. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự hiện diện của vi rút lúa lùn sọc đen trên ngô đông là rất nguy hiểm, không chỉ gây tác hại trực tiếp cho ngô mà còn là cầu nối để vi rút tồn tại và lây lan cho vụ lúa đông xuân, ngoài ra chúng cũng gây hại cho các loài cây họ hòa thảo khác như cây mía.Khi cây ngô bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng cây lùn xuống, lá có màu xanh đậm và giòn hơn, đặc biệt trên 70% diện tích không ra bắp hoặc có ra bắp nhưng hạt thưa và nhỏ. Cây ngô không phát triển được, cây lùn rụi, lá xoăn, phiến lá dày, gốc mọc thêm nhiều chồi phụ. Hiện tượng này từ trước chưa từng xuất hiện nên nông dân gọi là “bệnh lạ”. Để đối phó với loại bệnh này, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các tỉnh khẩn trương khuyến cáo bà con nhổ và tiêu hủy những cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc, bón vôi bột vào các gốc cây bị bệnh trên các ruộng trồng ngô vụ đông.Theo dõi phát hiện, phun thuốc trừ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên ngô, đặc biệt là đối với diện tích ngô mới trong khu vực lúa bị bệnh trong vụ hè thu và vụ mùa vừa qua. Các tỉnh xây dựng hệ thống bẫy đèn để tiếp tục theo dõi các đợt rầy và chủ động các biện pháp trừ rầy môi giới.Có thể bạn quan tâm

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn... Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.

Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản đúng kỹ thuật, nếu không, công sức lao động của bà con trong suốt cả vụ sẽ bị bỏ phí. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta, thì nên kết hợp bảo quản khô-kín là tốt nhất.

Giới thiệu chung về cây ngô lai: Sau những năm 90, cây ngô lai được trồng phổ biến ở nước ta với diện tích ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến

Đặc tính : - Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá. - Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.