Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Có Che Phủ Rơm, Rạ

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Có Che Phủ Rơm, Rạ
Publish date: Saturday. August 24th, 2013

Các biện pháp kỹ thuật:

1. Giống và thời vụ: khung thời vụ từ ngày 15-10 đến 20-11 và bộ giống của địa phương.

2. Chọn đất - làm đất:

- Chọn chân đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước tốt, trước khi cày đất đủ ẩm.

- Sau khi thu hoạch lúa, cắt ngắn gốc rạ sát đất, dọn sạch rạ trên ruộng.
- Tiến hành cày 1 sá xung quanh ruộng tạo rãnh và cày chia luống rộng khoảng 1,2m, mỗi rãnh cày 2 sá để lên luống.

3. Phân bón:

Lượng bón cho 1 sào bắc bộ: (Như biện pháp trồng thông thường)

Phân chuồng hoai mục: 500-700 kg; lân Lâm Thao: 20kg; kali clorua: 8-9 kg; đạm ure: 7-8 kg

Có thể tăng giảm tùy theo từng chân đất.

Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50% kali, 50% đạm vào giữa luống (Lưu ý bón đạm, kali trước sau đó bón phân chuồng + lân + vôi lên sau).

- Bón thúc 1: Sau khi mầm khoai mọc đạt khoảng 15 - 20 cm: tưới 20 - 25% lượng đạm.

- Bón thúc 2: Sau khi trồng 40 - 45 ngày bón dúi gốc hoặc tưới nốt lượng phân còn lại.

4. Kỹ thuật trồng:

- Sau khi bón phân, dùng cuốc lên luống cho gọn gàng, lưu ý phương pháp này không vun xới nên rãnh phải bảo đảm thoát nước tốt và kín phân.

- Đặt củ giống theo 2 rạch thẳng theo chiều dài của luống, hàng cách hàng 40-45 cm, cây cách cây 25-30cm (mật độ như phương pháp trồng truyền thống). Đặt xong củ nào dùng tay bốc đất bột ở má luống hoặc rãnh phủ kín củ giống.

- Sau khi đã đặt củ giống xong toàn bộ ruộng tiến hành che phủ rơm, rạ kín mặt luống sao cho ép xuống lớp rơm rạ đó có độ dày khoảng 7 cm là được (cứ 1 sào khoai cần 4 sào rạ)

- Tiếp đến dùng bình ôdoa tưới nước ướt đều lên mặt luống.

5. Kỹ thuật chăm sóc:

- Do che phủ rơm rạ và ruộng làm còn đủ ẩm nên ở trong luống được giữ ẩm rất tốt, do vậy chỉ tưới nước khi nào ruộng thực sự khô (vì cây khoai tây không ưa độ ẩm cao).

Kỹ thuật tưới rãnh: đưa nước chảy đều vào 2/3 các rãnh sau đó tháo kiệt ngay, không được ngâm nước lưu tại ruộng.

- Tiến hành nhổ cỏ dại và che đậy lại những nơi rơm rạ bị lật.

- Sau khi cây mọc được khoảng 7-10cm tỉa bớt mầm mỗi cây chỉ giữ lại từ 2-3 mầm khỏe.

6. Thu hoạch:

Chọn ngày khô ráo, cây khoai đã có biểu hiện xuống củ (vàng đều cả cây) tiến hành thu hoạch, phương pháp này do không vun xới nên củ khoai thường tập trung ở sát mặt đất nên không cần dùng cuốc để thu hoạch tránh gây sứt sát cho củ.


Related news

Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 1 Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 1

Bị cước chân và bị lạnh dẫn đến chết và giảm thân nhiệt là những nguyên nhân phổ biến của những trường hợp chết ở con vật nhỏ do trời lạnh. TS. W Dee Whittier – Bác sỹ thú y Đại học Virginia xem xét cách làm thế nào, với biện pháp quản lý thích hợp để tránh được những thiệt hại này.

Tuesday. April 12th, 2016
Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 2 (Phần cuối) Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 2 (Phần cuối)

Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 2 (Phần cuối)

Tuesday. April 12th, 2016
Mô hình nghiên cứu lượng vitamin D ở bò Mô hình nghiên cứu lượng vitamin D ở bò

Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa chế tạo thành công mô hình điều khiển lượng vitamin D ở bò nhằm xác định mức độ nào là tốt nhất cho quá trình phát triển và sức khỏe của bò.

Wednesday. April 13th, 2016
Giữ lại nitơ trong sữa bò, không để thất thoát theo chất thải Giữ lại nitơ trong sữa bò, không để thất thoát theo chất thải

Theo các nhà khoa học Mỹ, lượng nitơ có trong thức ăn của bò sữa được giữ lại trong sữa với hàm lượng rất ít, phần lớn lượng nitơ còn lại bị thất thoát ra ngoài theo chất thải (phân và nước tiểu). Vì vậy, việc cần làm trước mắt là phải “chuyển” (càng nhiều càng tốt) lượng nitơ có trong thức ăn “đến” nguồn sữa vắt.

Wednesday. April 13th, 2016
Mắt của gia súc có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (còn gọi là bệnh bò điên BSE) Mắt của gia súc có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (còn gọi là bệnh bò điên BSE)

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng rằng quan sát cặp mắt của gia súc có thể sẽ là cơ sở cho một thử nghiệm để khám phá khả năng nhiễm tác nhân gây bệnh bò điên.

Wednesday. April 13th, 2016