Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh
Ngày đăng: 05/06/2011

a. Chọn đất trồng:

mang-tay-xanh-kinh te-hieu qua
Măng tây xanh
mang-tay-xanh-trong-mang-tay-xanh
Cách trồng măng tay xanh

Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính.

Trồng cây Măng tây xanh ở nơi bị bóng cây che rợp, hoặc vùng đất có mật độ mưa nhiều, hiệu suất quang hợp với ánh nắng thấp, cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng măng sẽ giảm đáng kể.

Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao 200C-300C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây xanh là đất đỏ bazan, đất cát pha nhẹ, đất phù sa, đất xám hoặc các loại đất có độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, có mật độ mưa ít, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, có tầng canh tác dày 40-50cm, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất 50cm, độ ẩm của đất trung bình 65-70%, độ pH 6,5-7,5, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa hoặc triều cường, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng.

Cây Măng tây xanh có thể chịu hạn ngắn ngày, nhưng nếu rét dưới 150C nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngủ đông không phát triển và không trổ măng làm mất năng suất thu hoạch.Cũng không nên chọn thế đất dốc quá >10% để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây măng kéo dài 4-6 năm.

+ Đất đã trồng qua cây cao su, cây thuốc lá, đất nhiễm dioxin (chất độc da cam) hoặc chất thải công nghiệp độc hại thì không nên trồng cây Măng tây xanh vì các chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố.

b. Chuẩn bị đất trồng:

Đất trồng cây Măng tây xanh cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương tiêu thoát nước bao quanh để chống ngập khi cần thiết. Trước khi trồng, phải cày sâu 20-25cm hai lần cách nhau khoảng 10 ngày. Tuỳ theo chất đất, dùng1.200-1.500 kgvôirải đều, rồi bừa, xới đất 2-3 lần cho thật tơi xốp, kết hợp làm cỏ thật sạch, phun thuốc Dual diệt mầm cỏ và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ. Ban phẳng mặt đất trồng, rồi tùy theo mật độ trồng đã định trước (18.000 cây/ha = 120cm x 45cm), căng dây lấy mực cho thẳng để vét rãnh thoát nước rộng 20cm x sâu 20cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), lấy đất lên liếp rộng 100cm x cao 30cm,rồi phơi nắng 30 ngày để hạn chế mầm bệnh, sâu hại. Cần chú ý tạo mặt liếp dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới.

c. Trồng cây ra đất sản xuất:

Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 25cm, rồi đảo trộn đều đất với phân hữu cơ bón lót trong hố (có thể bón lót 1 lần đủ dinh dưỡng từ 1-5 năm tùy khả năng người trồng). Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể cây con đặt ngay ngắn vào hố trồng, mặt bầu ngang với mặt đất trồng, cây cách cây 45cm.

Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 8-10cm cho những gốc cây đã trồng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

10/04/2013
Bùng Phát Dịch Bệnh Hại Tôm Bùng Phát Dịch Bệnh Hại Tôm

Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.

09/07/2013
Nuôi Cá Chiên Lồng Ở Thái Hòa (Tuyên Quang) Nuôi Cá Chiên Lồng Ở Thái Hòa (Tuyên Quang)

Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.

11/04/2013
Cho Doanh Nghiệp Thuê Gần 400 Ha Đất Nuôi Trồng Thủy Sản Cho Doanh Nghiệp Thuê Gần 400 Ha Đất Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.

26/07/2013
Chuyện Người Làng Cá Nuôi Gà Hồ Chuyện Người Làng Cá Nuôi Gà Hồ

Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.

09/07/2013