Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới
Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).
Nội dung khảo nghiệm là làm rõ các vấn đề ảnh hưởng của bắp biến đổi gen MIR 162 đối với các sinh vật chủ đích và không chủ đích với môi trường và hệ sinh thái nơi khảo nghiệm, thu thập số liệu phục vụ xác định ảnh hưởng của bắp MIR 162 đối với đa dạng sinh học trong hai vụ liên tiếp.
Sau khi có quyết định này, Syngenta sẽ nhập 4 kg hạt bắp giống biến đổi gen Status MIR 162,4 kg hạt giống bắp biến đổi gen Status Bt11xMIR162xGA21 và 2 kg bắp biến đổi gen Status Bt11 để khảo nghiệm. Nguồn hạt giống GMO này được nhập từ Brazil.
Trước đó, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 2133/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận tạm thời giống bắp biến đổi gen là Bt11, GA21 và Bt11xGA21 của Công ty TNNH Syngenta Việt Nam đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Dương Bá Cầu, Giám đốc Marketing cây bắp của Syngenta khu vực ASEAN, nhiều khả năng phải đến 2015 hai giống bắp GMO nói trên mới được trồng đại trà, do đó, có thể sau thời gian này những giống bắp biến đổi gen nói trên không còn phù hợp với thị trường Việt Nam, vì thế, Syngenta muốn khảo nghiệm thêm giống bắp biến đổi gen mới để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh lâu dài của công ty tại thị trường Việt Nam.
Thời gian khảo nghiệm từ 12-2012 đến 12-2013. Địa điểm khảo nghiệm tại Trại khảo nghiệm và hậu kiểm Đông Nam bộ thuộc Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng vùng Nam Bộ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Có thể bạn quan tâm
Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.
Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.
Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.
Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.
Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.