Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ
Ngày đăng: 23/12/2012

Để giúp bà con giảm bớt nỗi lo bệnh héo rũ do vi khuẩn gây ra, chúng tôi hướng dẫn số kỹ thuật ghép nhằm tăng năng suất và khả năng kháng trên cây cà chua (công trình nghiên cứu của anh Nguyễn Hữu Dung – Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Vĩnh Long).

1. Chuẩn bị cây ghép

- Chuẩn bị giá thể, đất tới xốp không bị nhiễm phèn, mặn phối trộn với cám dừa, tro trấu (tỉ lệ 1-1-2).

- Sau đó cho vào một cái vi có chia lỗ sẵn (vi 84 lỗ). Nếu gốc ghép là cà chua kháng bệnh thì hột ngọn và hột gốc gieo cùng ngày, nếu gốc ghép là cà tím kháng bệnh thì hột giống gieo trước hột ngọn 7 ngày để tương xứng thân ghép sau này. Khi gieo hột vào vi phủ lớp đất mỏng lên mặt, đậy chồng các vỉ đã gieo lên nhau để giữ độ ẩm, mỗi sáng tưới sương nhẹ 1 lần, sau 3 ngày thấy mầm trắng nhú lên th2i để trong nắng râm.

Trong giai đoạn này nên đề phòng một số bệnh như: lở cổ rễ, chết héo cây con…Khi cây mới nhú mầm, cần phun định kỳ 5 – 7 ngày / lần một số loại thuốc sau: Folpan, Rampark, Validacine, Metaxyl,…Sau 15 – 20 ngày có thể tiến hành ghép.

2. Các bước ghép

- Cây ghép phải khô ráo, dùng lưỡi lam tiệt trùng bằng cồn 700, cắt vát thân cây cà kháng bệnh phía trên 2 lá mầm (lấy phần gốc) và cắt vát thân cà kháng bệnh phía dưới 2 lá thật (lấy phần ngọn), rồi dùng ống nhựa (Đài Loan) khô ráo, đường kính 1.5mm ghép dính vào nhau.

- Lưu ý đối với gốc ghép cà tím kháng bệnh nếu cắt dưới 2 lá mầm sẽ bị bất lợi do quá gần mặt đất, rễ bất định không phát triển mạnh. Đối với gốc ghép cà chua kháng nên cắt dưới 2 mầm nhằm loại bỏ chồi dại.

- Những ngày đầu sau khi ghép, nên phun mù thường xuyên và để ngoài ánh sáng yếu. Sau 3 ngày ghép, phun 2,5g phân nước urê để dưỡng lá, sau 5 ngày pha thêm 7g (20-20-15) giúp cây phát triển mạnh. Nên ngưng phân từ 2 – 3 ngày trước khi đem trồng

Theo nhiều bà con, áp dụng cách này cho kết quả rất bất ngờ, kháng bệnh héo xanh gần như hoàn toàn, kháng bệnh khảm từ 90 – 95%, trong khi giống cà không ghép mắc 2 bệnh này từ 70 – 80%, có những ruộng chết toàn bộ.

Ưu điểm giống cà ghép là cho trái đều, giữ cuống lâu, vỏ dày bảo quản lâu nên giá thành cao hơn cà thường. Năng suất bình quân từ 3 – 5kg/cây, cá biệt có nơi 7kg/cây. Thân cây cao từ 1,2 – 1,3m nên thời gian thu hoạch có thể từ 4 – 5 tháng. Thiết nghĩ, trong lúc nhà vườn luân canh cánh nỗi lo héo rũ trên cà chua do vi khuẩn gây ra thì việc áp dụng biện pháp ghép lá hướng đi thiết thực giúp kháng được bệnh héo rũ, hình thành vùng chuyên canh. Biện pháp này không dùng hóa chất an toàn cho người và môi trường, phù hợp xu thế phát triển thân thiện và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cà Tím Vụ Hè Thu Trồng Cà Tím Vụ Hè Thu

Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 - 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54oC trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb... Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.

13/02/2011
Phòng Bệnh Thu Hoạch Cà Pháo Phòng Bệnh Thu Hoạch Cà Pháo

Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc

13/02/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng

18/02/2011
Phòng Trị Nhện Đỏ Hại Cà Tím Phòng Trị Nhện Đỏ Hại Cà Tím

Cà tím là một loại rau khá quen thuộc ở n­ước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái... thì nhện đỏ cũng là một đối t­ượng gây hại t­ương đối nhiều cho cây cà (tùy theo vùng và mùa vụ trong năm) đôi khi khá trầm trọng, làm cho bộ lá của cây cà mất mầu xanh, bị bạc trắng, vàng úa rồi trút rụng sớm

13/02/2011
Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím Phòng Và Trừ Sâu Đục Trái Cà Tím

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại

13/02/2011