Trồng Cà Tím Vụ Hè Thu
Chuẩn bị giống
Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 - 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54oC trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb... Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
Thời vụ
- Vụ đông xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Còn vụ hè thu từ tháng 4 - 7.
- Mùa mưa nên tránh trồng vào tháng 5, 6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ đông xuân không nên trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào khi thu hoạch.
Làm đất
Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng. Đất được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2.
- Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 - 25cm. Vụ đông xuân không cần lên liếp.
- Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá..., nên luân canh với các loại cây họ khác.
Khoảng cách trồng
- Trên liếp ươm nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm. ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa có thể trồng thưa hơn.
- Có thể trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
Bón phân (lượng bón cho 1.000m2):
- Bón lót: phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, super lân 35-40kg, có bổ sung thêm urê 5-6kg, clorua kali (KCl) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg.
- Bón thúc: lần 1 (7-8 ngày sau trồng): phân urê 5-6kg, KCl 3-4kg, bánh dầu 20 - 25kg; lần 2 (25-30 ngày sau trồng): urê 7 - 8kg, KCl 4-5kg; lần 3 (45-50 ngày sau trồng): urê 8-10kg, KCl 5-6kg, bánh dầu 25-30kg.
Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và bánh dầu.
Phòng trừ sâu bệnh
Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái... Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà. Lưu ý sử dụng thuốc đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Đối với sâu đục trái: phun thuốc vi sinh, một trong các loại thuốc Bt (Dipel, Biocin...); dùng luân phiên với thuốc hoá học gốc Deltamethrin như Decis, Delta...; có thể dùng chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc.
- Đối với rầy xanh, rầy trắng: dùng một trong các loại thuốc Sumicidin, Polytrin kết hợp trừ sâu đục trái với thuốc Applaud, Confidor...
Với các bệnh khác: nên dùng thể phun như: Topsin M, Ridomil MZ, Score...
Có thể bạn quan tâm
Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.
Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.
Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…
Để giúp bà con giảm bớt nỗi lo bệnh héo rũ do vi khuẩn gây ra, chúng tôi hướng dẫn số kỹ thuật ghép nhằm tăng năng suất và khả năng kháng trên cây cà chua (công trình nghiên cứu của anh Nguyễn Hữu Dung – Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Vĩnh Long).
Đây là giống được nhập nội từ nguồn giống cà chua lai F1 của Trại nghiên cứu thuộc Tập đoàn Syngenta ở Thái Lan. Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Từ giữa năm 2006 đến nay Cty CP BVTV An Giang phối hợp với TT Khuyến nông Lâm Đồng đưa giống cà chua lai F1 Kim Cương Đỏ vào trồng thử nghiệm trên diện tích 800ha ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng cho kết quả rất tốt.