Kỹ Thuật Sản Xuất Ốc Hương Giống
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ thủy sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống ốc hương và đã được chuyển giao đến nhiều địa phương trong cả nước. Sau đây sẽ giới thiệu quy trình sản xuất giống ốc hương.
I. Nuôi Vỏ Ốc Bố, Mẹ
1. Chọn ốc bố mẹ
Nên chọn những ốc được khai thác từ tự nhiên, có kích thước lớn hơn 50mm. Chọn ốc bố mẹ khỏe mạnh, không bị bể vỏ.
2. Nuôi vỗ ốc bố mẹ
- Ốc bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng. Bể nuôi có dung tích khoảng 15-20cm3. Đáy bể nên lót lớp cát dày khoảng 5-10cm.
- Mật độ nuôi khoảng 10 đến 15 con/m2.
- Thức ăn cho ốc bố mẹ là cá, ghẹ, mực, sò, trai. Lượng thức ăn khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.
3. Thu trứng và ấp trứng
- Vào mỗi buổi sáng, thu các bọc trứng. Sau đó lựa chọn các bọc trứng tốt, rửa sạch và xử lý bằng thước tím 10ppm. Sử dụng sục khí và thay nước hằng ngày.
- Ương ấu trùng nổi:
+ Mật độ ương khoảng 100-120 con/l. Thay khoảng 40-60% lượng nước hằng ngày.
+ Thức ăn của ấu trùng là hỗn hợp tạo đơn bào. Mỗi ngày cho ăn hai lần. Mật độ thức ăn tăng dần.
- Ương ấu trùng bò:
+ Cát sàng qua lớp lưới, rửa sạch, xử lý bằng thuốc tím 10ppm, cho vào bể một lớp cát dày 1-2cm.
+ Cho ấu trùng bò ăn cá và ốc con.
+ Thay nước hằng ngày, lượng nước thay chiếm từ 1/2 đến 1/3 thể tích bể. Sục khí thường xuyên.
4. Ương ốc hương giống
a) Chuẩn bị bể ương
- Bể ương phải được cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm. Sau đó rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô.
- Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể khoảng 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước.
- Bố trí sục khí đểu trong bể. Khi điều chỉnh vừa đủ, không quá mạnh và quá yếu.
b) Mật độ ương
Mật độ ương xác định theo kích cỡ ốc giống:
- Ốc cỡ từ 1.000 – 4.000 con/kg thì mật độ ương khoảng 1.000 -3.000 con/m2.
- Ốc cỡ từ 4.000 – 7.000 con/kg thì mật độ ương khoảng 3.000 – 5.000 con/m2.
- Ốc kích cỡ càng lớn thì mật độ ương càng dày hơn, chẳng hạn dưới 10.000 con/kg nên ương với mật độ từ 10.000 – 15.000 con/m2.
c) Quản lý, chăm sóc
- Trong tháng đầu, thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ băm nhỏ. Lượng thức ăn vừa đủ, không dư.
- Cho ăn 2 lần/ngày. Sang tháng thứ 2, cho ốc ăn thịt cá, tôm, ghẹ, nhuyễn thế 2 vỏ cắt nhỏ. Lượng thức ăn bằng 20-25% trọng lượng ốc.
- Hàng ngày thay khoảng 50-80% nước bể, kết hợp với cho ăn vừa đủ, vớt sạch thức ăn thừa. Từ tháng thứ hai trở đi, khi ốc con đã đủ lớn, định kỳ sục rửa lớp cát hay thay lớp cát mới để lớp cát được sạch sẽ, giúp ốc phát triển tốt.
d) Thu hoạch ốc giống
- Khi ốc giống đạt kích thước từ 15-20mm, khối lượng khoảng 5000-7000 con/kg thì thu hoạch và chuyển ra nuôi thương phẩm.
- Cách thu hoạch: rút cạn nước trong bể ương, dùng miếng nhựa xúc cá ốc và cát sàng qua các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại ốc.
- Cân tổng số ốc và cân mẫu ốc mỗi loại. Xác định số lượng ốc để thả nuôi cho đúng mật độ.
Có thể bạn quan tâm
Bể xi măng hoặc bể trải bạt phải có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32 độ C , thích hợp ở nhiệt độ 27 - 29 độ C, độ mặn từ 30 - 35‰, những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20‰, mực nước bể nuôi giữ từ 40m -100cm, tốt nhất là từ 50-80cm, không nên giữ mực nước nước sâu quá, gây khó khăn trong quá trình quan sát hoạt động của ốc, cũng như vớt thức ăn thừa.
Bể xi măng hoặc bể trải bạt phải có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32 độ C , thích hợp ở nhiệt độ 27 - 29 độ C, độ mặn từ 30 - 35‰, những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20‰, mực nước bể nuôi giữ từ 40m -100cm, tốt nhất là từ 50-80cm, không nên giữ mực nước nước sâu quá, gây khó khăn trong quá trình quan sát hoạt động của ốc, cũng như vớt thức ăn thừa.
Ốc hương là loài có giá trị kinh tế lớn tuy nhiên với loài này cần đặc biệt chú ý đến kỹ thuật nuôi vì độ rủi ro khi nuôi loài này rất cao.
Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi khá đơn giản, nên tận dụng những điều kiện sẵn có trong tự nhiên.
Nuôi ốc hương trong bể xi măng giúp nông dân dễ quản lý về môi trường nuôi, dễ quản lý địch hại, dễ chăm sóc cũng như hạ thấp chi phí đầu tư thức ăn