Công Nghệ Sản Xuất Giống Và Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm
Ốc hương là loài động vật thân mềm, thuộc lớp chân bụng, phân bố rải rác dọc ven biển miền trung. Ốc hương còn là đặc sản biển, có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm.
Công nghệ này đã được chuyển giao đến nhiều địa phương, giúp người nuôi xóa đói, giảm nghèo. Quy trình kỹ thuật nuôi như sau:
Kỹ thuật sản xuất ốc hương giống
- Nuôi vỗ đàn ốc bố mẹ: Chọn những ốc được khai thác tự nhiên có kích thước hơn 50 mm, khỏe mạnh. Nuôi vỗ trong bể xi-măng có dung tích 15-20 m3, mật độ 10-15 con/m2, đáy cát dày 5-10 cm; thức ăn là cá, ghẹ, mực, sò, trai với lượng thức ăn bằng khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.
- Thu trứng và ấp trứng: Các bọc trứng được thu vào buổi sáng. Lựa chọn, rửa sạch và xử lý bằng thuốc tím 10 ppm, sử dụng sục khí và thay nước hằng ngày.
- Ương ấu trùng nổi: Mật độ ương 100-120 con/l. Thay nước hằng ngày 40-60% thể tích bể. Thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào, với mật độ sử dụng tăng dần, cho ăn hai lần/ngày.
- Ương ấu trùng bò: Cát sàng qua lớp lưới, rửa sạch sau khi xử lý bằng thuốc tím 10 ppm, cho vào bể một lớp dày 1-2 cm. Cho ấu trùng bò ăn bằng cá và ốc con. Thay nước hằng ngày 1/2 đến 1/3 thể tích bể, sử dụng sục khí thường xuyên.
- Ương ốc giống: Dán ống nhựa chung quanh thành bể cách đáy bể 40-50 cm và cấp nước thấp hơn ống 4-10 cm. Ðáy bể rải cát mịn dày 2-3 cm, sục khí phân đều khắp bể. Mật độ ương 10-15.000 con/m2, với cỡ giống
- Thu hoạch và vận chuyển ốc giống: Ốc hương giống thu hoạch khi đạt cỡ 15-20 mm (5-7.000 con/kg). Ốc giống vận chuyển bằng hai cách: dùng bao ni-lon bơm ô-xy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24-25oC; đóng khô, giữ nhiệt độ 24-25oC trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi thùng xốp có thể vận chuyển được 10 kg ốc giống.
Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm
- Ðiều kiện vùng nuôi: Vùng nước trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, độ mặn 25-35 phần nghìn, pH 7,5-8,5, nhiệt độ 26-30oC. Chọn vùng có mực nước sâu ít nhất 1,5 m. Ðăng nuôi chôn sâu xuống dưới đáy ít nhất 10 cm và cao hơn 1 m so mực nước triều cao nhất. Mực nước trong ao nuôi 0,8 - 1,5 m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Nếu nuôi trong bể xi-măng thì bể nuôi cần che mát, đáy rải cát mịn dày 10-15 cm, mực nước nổi 0,5-1 m.
- Thả ốc giống: Mật độ thả ốc giống tùy thuộc vào kích thước ốc giống và hình thức nuôi. Nuôi trong lồng đăng thả 500-1.000 con/m2 (với loại 8-9.000 con/kg); nuôi trong ao thả 50-100 con (loại 5-6.000 con/kg); nuôi trong bể xi-măng thả 100-200 con (với loại 10-12.000 con/kg).
- Quản lý và chăm sóc: Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ băm nhỏ, với khối lượng bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Thường xuyên kiểm tra ốc nuôi, vệ sinh lồng đăng nuôi và nền đáy. Thay nước 80-100% lượng nước trong bể. Khi ốc nuôi đạt trọng lượng 90-150 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Ốc hương là loài động vật thân mềm, thuộc lớp chân bụng, phân bố rải rác dọc ven biển miền trung. Ốc hương còn là đặc sản biển, có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm.
Công nghệ này đã được chuyển giao đến nhiều địa phương, giúp người nuôi xóa đói, giảm nghèo. Quy trình kỹ thuật nuôi như sau:
Kỹ thuật sản xuất ốc hương giống
- Nuôi vỗ đàn ốc bố mẹ: Chọn những ốc được khai thác tự nhiên có kích thước hơn 50 mm, khỏe mạnh. Nuôi vỗ trong bể xi-măng có dung tích 15-20 m3, mật độ 10-15 con/m2, đáy cát dày 5-10 cm; thức ăn là cá, ghẹ, mực, sò, trai với lượng thức ăn bằng khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.
- Thu trứng và ấp trứng: Các bọc trứng được thu vào buổi sáng. Lựa chọn, rửa sạch và xử lý bằng thuốc tím 10 ppm, sử dụng sục khí và thay nước hằng ngày.
- Ương ấu trùng nổi: Mật độ ương 100-120 con/l. Thay nước hằng ngày 40-60% thể tích bể. Thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào, với mật độ sử dụng tăng dần, cho ăn hai lần/ngày.
- Ương ấu trùng bò: Cát sàng qua lớp lưới, rửa sạch sau khi xử lý bằng thuốc tím 10 ppm, cho vào bể một lớp dày 1-2 cm. Cho ấu trùng bò ăn bằng cá và ốc con. Thay nước hằng ngày 1/2 đến 1/3 thể tích bể, sử dụng sục khí thường xuyên.
- Ương ốc giống: Dán ống nhựa chung quanh thành bể cách đáy bể 40-50 cm và cấp nước thấp hơn ống 4-10 cm. Ðáy bể rải cát mịn dày 2-3 cm, sục khí phân đều khắp bể. Mật độ ương 10-15.000 con/m2, với cỡ giống
- Thu hoạch và vận chuyển ốc giống: Ốc hương giống thu hoạch khi đạt cỡ 15-20 mm (5-7.000 con/kg). Ốc giống vận chuyển bằng hai cách: dùng bao ni-lon bơm ô-xy, đóng kín vào thùng xốp, giữ nhiệt độ 24-25oC; đóng khô, giữ nhiệt độ 24-25oC trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi thùng xốp có thể vận chuyển được 10 kg ốc giống.
Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm
- Ðiều kiện vùng nuôi: Vùng nước trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, độ mặn 25-35 phần nghìn, pH 7,5-8,5, nhiệt độ 26-30oC. Chọn vùng có mực nước sâu ít nhất 1,5 m. Ðăng nuôi chôn sâu xuống dưới đáy ít nhất 10 cm và cao hơn 1 m so mực nước triều cao nhất. Mực nước trong ao nuôi 0,8 - 1,5 m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Nếu nuôi trong bể xi-măng thì bể nuôi cần che mát, đáy rải cát mịn dày 10-15 cm, mực nước nổi 0,5-1 m.
- Thả ốc giống: Mật độ thả ốc giống tùy thuộc vào kích thước ốc giống và hình thức nuôi. Nuôi trong lồng đăng thả 500-1.000 con/m2 (với loại 8-9.000 con/kg); nuôi trong ao thả 50-100 con (loại 5-6.000 con/kg); nuôi trong bể xi-măng thả 100-200 con (với loại 10-12.000 con/kg).
- Quản lý và chăm sóc: Thức ăn của ốc là cá, cua, ghẹ băm nhỏ, với khối lượng bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Thường xuyên kiểm tra ốc nuôi, vệ sinh lồng đăng nuôi và nền đáy. Thay nước 80-100% lượng nước trong bể. Khi ốc nuôi đạt trọng lượng 90-150 con/kg thì tiến hành thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước
Mô hình Nuôi kết hợp ốc Hương với ốc Nhảy thương phẩm đã được thực hiện tại ao nuôi của hộ ông Nguyễn Sinh, thôn Tân An, xã Tri Hải, Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với thời gian sau 5 tháng nuôi đã thu hoạch và đạt hiệu quả kinh tế cao
Việc khai thác, chế biến ốc hương để xuất khẩu là hợp lý và cần khuyến khích, song do chưa nắm được đặc tính của loài ốc quý này, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt nên ngư dân ta khai thác khá bừa bãi từ ốc bố mẹ mang trứng đến cả ốc con, làm sản lượng giảm dần và cỡ ốc càng nhỏ lại, rất có nguy cơ tuyệt chủng.
Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.
Anh Phạm Hùng Vững, một trong những người nuôi ốc hương đầu tiên ở Phú Quốc, cho biết: Nghề nuôi ốc hương xuất phát từ Nha Trang. Môi trường biển Phú Quốc còn rất tốt, có nhiều bãi biển rất sạch chưa được khai thác, nên chúng tôi đã ra Nha Trang học hỏi kinh nghiệm rồi về áp dụng nuôi tại đảo.