Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Cà Phê

Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Cà Phê
Ngày đăng: 29/05/2014

Mùa mưa là thời điểm có rất nhiều sâu bệnh hại phát sinh và gây hại cho vườn cà phê. Do đó, bà con nông dân cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật phòng trừ để bảo vệ vườn cây.

Đối với bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên các vườn cà phê. Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng nhạt sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức.

Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mùa mưa. Biện pháp phòng trừ, bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, loại bỏ các cây con bị bệnh ngay từ vườn ươm; đồng thời, kết hợp ghép chồi để thay thế các cây bị bệnh nặng. Bà con cũng có thể phun một trong các loại thuốc như: Tilt, Bumper, Sumi-eight, Bayleton nồng độ 0,1% hay Anvil nồng độ 0,2% để phòng trừ bệnh.

Bệnh thối rễ: Bệnh thối rễ là loại bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và hiện nay chưa có loại thuốc hóa học nào có tác dụng phòng trị hữu hiệu đối với loại bệnh này. Bệnh do sự phối hợp tấn công của tuyến trùng.

Các cây bị bệnh thối rễ thường có các triệu chứng sau: cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp và chồi vượt, lá chuyển sang màu vàng, rễ tơ và cổ rễ bị thối, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa.

Để phòng bệnh, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời và đào, đốt các cây bị bệnh. Các cây xung quanh vùng bị bệnh có thể tưới thuốc Benlate C hay Bendazol nồng độ 0,4 - 0,5%, 5 lít dung dịch/hố, tưới 2 lần cách nhau 15 ngày; bón phân đầy đủ, cân đối đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là đối với các vườn liên tục cho năng suất cao; hạn chế xới xáo trong vườn cây đã bị bệnh để tránh làm tổn thương bộ rễ.

Bệnh khô cành, khô quả: Bệnh có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay bị nấm gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả làm khô cành và rụng quả.

Biện pháp phòng trừ là trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều, cắt bỏ các cành bệnh. Nông dân dùng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ nấm gây bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum coffeanum): Derosal 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%; phun vào đầu mùa (sau khi có mưa 1 - 2 tháng), phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh nấm hồng: Bệnh thường phát sinh trong các tháng cuối mùa mưa. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở mặt dưới của cành về sau chuyển sang màu hồng và khi vết bệnh lan khắp chu vi của cành có thể gây chết cành.

Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt bỏ các cành bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc Validacin nồng độ 0,2% hay anvil 0,2%, phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Dinh dưỡng cho cây cà phê trong mùa khô Dinh dưỡng cho cây cà phê trong mùa khô

Thời tiết này phù hợp cho cà phê tích luỹ năng lượng để sẵn sàng cho một chu kỳ trỗ hoa.

09/01/2020
Thu hái chọn lọc nâng giá trị cà phê Thu hái chọn lọc nâng giá trị cà phê

Những ngày này, nông dân tỉnh Đắk Lắk đang hối hả bước vào vụ thu hoạch cà phê.

14/01/2020
Quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cây cà phê Quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cây cà phê

Cà phê là cây trồng chủ lực của người dân Tây Nguyên, hiện nay nhiều vườn cà phê bị sâu bệnh tấn công và cần có giải pháp phòng trừ một cách khoa học.

16/05/2020
Cà phê vàng lá do thời tiết bất lợi - cách xử lí thông minh Cà phê vàng lá do thời tiết bất lợi - cách xử lí thông minh

Do thiếu dinh dưỡng; Do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất thuận trong mùa mưa; Do cây cà phê bị thối rễ; Hay bị vàng lá sau khi bón phân hóa học.

19/05/2020
Chăm sóc vườn cà phê mùa khô Chăm sóc vườn cà phê mùa khô

Việc thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê sau thu hoạch rất quan trọng trong việc quyết định năng suất, sinh trưởng, bền vững vườn cà phê

27/05/2020