Home / Cây công nghiệp / Cà phê

Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Cà Phê

Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Cà Phê
Publish date: Thursday. May 29th, 2014

Mùa mưa là thời điểm có rất nhiều sâu bệnh hại phát sinh và gây hại cho vườn cà phê. Do đó, bà con nông dân cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật phòng trừ để bảo vệ vườn cây.

Đối với bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên các vườn cà phê. Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng nhạt sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức.

Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mùa mưa. Biện pháp phòng trừ, bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, loại bỏ các cây con bị bệnh ngay từ vườn ươm; đồng thời, kết hợp ghép chồi để thay thế các cây bị bệnh nặng. Bà con cũng có thể phun một trong các loại thuốc như: Tilt, Bumper, Sumi-eight, Bayleton nồng độ 0,1% hay Anvil nồng độ 0,2% để phòng trừ bệnh.

Bệnh thối rễ: Bệnh thối rễ là loại bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và hiện nay chưa có loại thuốc hóa học nào có tác dụng phòng trị hữu hiệu đối với loại bệnh này. Bệnh do sự phối hợp tấn công của tuyến trùng.

Các cây bị bệnh thối rễ thường có các triệu chứng sau: cây sinh trưởng chậm, có ít cành thứ cấp và chồi vượt, lá chuyển sang màu vàng, rễ tơ và cổ rễ bị thối, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa.

Để phòng bệnh, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời và đào, đốt các cây bị bệnh. Các cây xung quanh vùng bị bệnh có thể tưới thuốc Benlate C hay Bendazol nồng độ 0,4 - 0,5%, 5 lít dung dịch/hố, tưới 2 lần cách nhau 15 ngày; bón phân đầy đủ, cân đối đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là đối với các vườn liên tục cho năng suất cao; hạn chế xới xáo trong vườn cây đã bị bệnh để tránh làm tổn thương bộ rễ.

Bệnh khô cành, khô quả: Bệnh có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay bị nấm gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả làm khô cành và rụng quả.

Biện pháp phòng trừ là trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều, cắt bỏ các cành bệnh. Nông dân dùng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ nấm gây bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum coffeanum): Derosal 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%; phun vào đầu mùa (sau khi có mưa 1 - 2 tháng), phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh nấm hồng: Bệnh thường phát sinh trong các tháng cuối mùa mưa. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở mặt dưới của cành về sau chuyển sang màu hồng và khi vết bệnh lan khắp chu vi của cành có thể gây chết cành.

Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt bỏ các cành bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc Validacin nồng độ 0,2% hay anvil 0,2%, phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.


Related news

Liệu Pháp Phục Hồi Vùng Cà Phê Già Cỗi Tây Nguyên Liệu Pháp Phục Hồi Vùng Cà Phê Già Cỗi Tây Nguyên

Việc trồng lại diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên đang là cuộc vật lộn chưa có hồi kết, khiến cả doanh nghiệp, nhà nông đều đuối sức...

Tuesday. May 1st, 2012
Tổng Quan Kỹ Thuật Chăm Sóc, Trồng Cây Cà Phê Tổng Quan Kỹ Thuật Chăm Sóc, Trồng Cây Cà Phê

Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyên Kaffa của Ethiopia (ở độ cao 1370-1830 m). Từ đó cây cà phê được con người phát hiện và di canh đến các địa lục khác

Sunday. January 23rd, 2011
Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê

Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớn lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm, độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, nên có nhu cầu nước cao, chi phí tưới nước cho cà phê khá tốn kém, chiếm từ 25 đến 30% tổng chi phí.

Saturday. July 14th, 2012
Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Đạt Hiệu Quả Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Đạt Hiệu Quả

Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cây cà phê ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là các vườn cà phê già cỗi, suy kiệt, sinh trưởng kém, năng suất thấp và không còn khả năng cưa đốn phục hồi hay ghép cải tạo đang đe doạ chính sự phát triển bền vững của cây cà phê.

Thursday. September 27th, 2012
Trị Bệnh Nấm Hồng Gây Hại Trên Cây Cà Phê Trị Bệnh Nấm Hồng Gây Hại Trên Cây Cà Phê

Ban Biên tập Y5Cafe nhận được ý kiến phản hồi của bạn Vũ Quang Lãng ở báo Nông nghiệp Việt Nam góp ý về bệnh nấm hồng gây hại. Nhận thấy ý kiến của bạn Vũ Quang Lãng rất đầy đủ và hữu dụng nên BBT đã chuyển thành bài viết để bà con trồng cà phê tham khảo.

Thursday. October 25th, 2012