Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò

Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò
Ngày đăng: 23/07/2013

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh. Trâu, bò, ngựa ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ thì có biểu hiện thiếu máu, suy nhược, mất dần khả năng lao động.

Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, từ tháng 4 - 9 khi ruồi, mòng phát triển mạnh.

* Triệu chứng và bệnh tích

Trâu, bò bị bệnh có các triệu chứng như sốt cao 40 - 41độ C. Sốt 1 - 2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Sau 2 - 6 ngày, nhiệt độ lại tăng, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều đợt (sốt làn sóng). Khi con vật sốt cao thường thể hiện triệu chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy…(triệu chứng này thường có ở trâu, bò bị bệnh cấp tính).

Khi bị bệnh tiên mao trùng, trâu, bò bị thiếu máu và suy nhược. Bệnh có thể kéo dài 1-2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khoẻ suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn.

Niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt sưng húp, sau 2 - 7 ngày mắt đỡ sưng. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng. Thường thấy có thuỷ thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trường hợp bệnh nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng trướng to rồi lăn ra chết.

Khi mổ khám, thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thuỷ thủng chứa chất nhầy như keo. Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non, ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.

* Điều trị

Chú ý phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, kết hợp 3 biện pháp sau đây:

- Dùng thuốc diệt ký sinh trùng như Phenoltridinium Naganin. Có thể dùng Nagagin với các mức độ khác nhau:

+ Nơi nhiễm tiên mao trùng nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng nên phòng trị 1 đợt bằng Nagagin, liều lượng 0,01 g/kg khối lượng cơ thể vào dịp tháng 9 - 10 dương lịch, trước vụ đông giá rét hằng năm.

+ Nơi có bệnh xảy ra, trâu ốm, chết: năm đầu tiên phòng trị bằng Nagagin 2 đợt (tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 dương lịch). Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm phòng trị một đợt vào tháng 9 - 10 dương lịch. Nếu dùng liên tục trong nhiều năm có thể thanh toán được bệnh tiên mao trùng trong từng khu vực nhất định.

+ Liều điều trị: 0,015 g/kg khối lượng cơ thể, pha dung dịch 10% nước cất. Tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thịt. Tiêm hai ngày nghỉ một ngày, rồi lại tiêm lần thứ ba.

Tiêm trợ lực: nước sinh lý mặn 0,9%, liều lượng 150 - 250 ml, tiêm tĩnh mạch.

Nước sinh lý ngọt 5%: 200 - 300 ml, tiêm tĩnh mạch.

Cafein 20%: 11 - 20 ml hoặc long não nước 10%, liều lượng 40 - 50 ml.

Clorua canxi 10%: 70-100 ml, tiêm tĩnh mạch.

- Bồi dưỡng, chăm sóc: cho trâu ăn đầy đủ cỏ tươi, hỗn hợp tinh, bổ sung khoáng và vitamin.

- Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, tiêu diệt ruồi trâu và mòng.


Có thể bạn quan tâm

Mắt của gia súc có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (còn gọi là bệnh bò điên BSE) Mắt của gia súc có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (còn gọi là bệnh bò điên BSE)

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng rằng quan sát cặp mắt của gia súc có thể sẽ là cơ sở cho một thử nghiệm để khám phá khả năng nhiễm tác nhân gây bệnh bò điên.

13/04/2016
Nông dân nuôi bò sữa có thể chống lại mối đe dọa của bệnh Johne Nông dân nuôi bò sữa có thể chống lại mối đe dọa của bệnh Johne

Theo nghiên cứu của Kim Cook, nhà vi trùng học của Phòng Nghiên cứu chất thải động vật thuộc Viện Nghiên cứu nông nghiệp Mỹ (ARS) ở Bowling Green và Carl Bolster, nhà thủy học ở Bowling Green, cùng các đồng nghiệp khác, hai lời khuyên để ngăn ngừa bệnh Johne cho các trang trại chăn nuôi bò sữa là: Sử dụng máng nước bằng thép không rỉ và thêm clo vào nước

15/04/2016
Đai cổ đuổi muỗi xê-rê cho gia súc Đai cổ đuổi muỗi xê-rê cho gia súc

Gia súc mang mùi hương sẽ được vận chuyển quanh vùng Đông Phi với số lượng ngày càng tăng trong ba năm tới nhờ sự cho phép hoàn thiện một công nghệ giúp đuổi muỗi xê-rê – loài muỗi vùng nhiệt đới châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật.

15/04/2016
Nghiên cứu về lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bò sữa tại California Nghiên cứu về lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bò sữa tại California

Trong nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bò sữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng thuốc kháng sinh có trong nước ngầm tại California ở mức độ không đáng kể.

15/04/2016
Bổ sung lanh vào chế độ ăn cho bò để thay thế ngô Bổ sung lanh vào chế độ ăn cho bò để thay thế ngô

Các nhà nghiên cứu ở trường đại học North Dakota State (Mỹ) đã lắp ống dò dạ cỏ và tá tràng cho bốn chú bê đực Holstein (trọng lượng cơ thể ban đầu là 339 ± 10 kg) nhằm nghiên cứu đánh giá những tác động của thành phần (cây) lanh trong khẩu phần ăn cho gia súc giai đoạn tăng trưởng phát triển và gia súc thời kỳ xuất chuồng, quá trình lên men trong dạ cỏ, và vị trí tiêu hóa.

15/04/2016