Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Theo Quy Trình Sinh Học

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Theo Quy Trình Sinh Học
Ngày đăng: 26/03/2011

Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.

Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.

Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.

Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.

Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.

Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.

Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.

04/01/2012
Bệnh Đầu Vàng Bệnh Đầu Vàng

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao

31/07/2011
Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm

Bệnh phân trắng là một trong những bệnh gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, việc phòng trị bệnh chưa có hiệu quả là do đa số bà con nuôi tôm chưa xác định đúng nguyên nhân

31/07/2011
Tiêu Chuẩn Chọn Tôm Sú Giống Tiêu Chuẩn Chọn Tôm Sú Giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

02/01/2012
Biện Pháp Phòng Và Khắc Phục Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Biện Pháp Phòng Và Khắc Phục Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Gây bệnh đốm trắng ở tôm sú do một loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV). Virus này nhiễm cảm ở một số mô của nhiều cơ quan khác nhau có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như: mang, lớp biểu bì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên con tôm. Trên thực tế, dù có phương pháp ngăn ngừa tốt như thế nào thì điều kiện tôm bị virus SEMBV vẫn tồn tại, đôi lúc người nuôi điều trị bằng thuốc và hóa chất cũng không ổn. Bởi vậy, việc có thể làm là ngăn chặn, tránh lây lan từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

03/01/2012