Home / Hải sản / Tôm sú

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Theo Quy Trình Sinh Học

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Theo Quy Trình Sinh Học
Publish date: Saturday. March 26th, 2011

Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.

Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.

Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.

Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.

Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.

Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.

Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.


Related news

Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A)

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị. Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2A)

Tuesday. February 27th, 2018
Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị. Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

Tuesday. February 27th, 2018
Kỹ thuật ương dưỡng tôm giống trong ao đất Kỹ thuật ương dưỡng tôm giống trong ao đất

Để thành công và đạt tỷ lệ sống cao trong vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến thì người nuôi phải mua tôm giống kích cỡ lớn (còn gọi là “tôm ke”)

Tuesday. February 27th, 2018
Chữa bệnh cho tôm, cá bằng thảo mộc Chữa bệnh cho tôm, cá bằng thảo mộc

Tôi ghi nhận những kinh nghiệm hay của nhiều gia đình trong việc sử dụng các loại thảo mộc làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp trên tôm, cá thay cho việc dùng

Thursday. March 8th, 2018
Quản lý hiệu quả tảo trong ao tôm Quản lý hiệu quả tảo trong ao tôm

Tảo có vai trò rất quan trọng trong ao tôm. Tuy nhiên, sự mất cân bằng về số lượng tảo có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ao và tôm nuôi.

Friday. April 6th, 2018