Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá

GIỚI THIỆU
Nuôi gà nòi, không những chỉ có những sư kê chuyên nghiệp, mà ngay cả những người nuôi theo cách tài tử, ai cũng mong muốn trong tay mình có những con gà nòi xuất chúng, với đòn thế dữ dằn, để khi ra trường dù không được “trăm trận trăm thắng” thì cũng có nhiều cơ hội lập nên chiến tích với người ta.
Trong tay có con gà ăn độ, nợ lúa cơm gà đã trả cho chủ mà chủ nuôi còn nhận được tiếng khen của mọi người.
Danh dự này có khi lớn lắm, vì gặp độ gà quá xuất sắc, nhiều khi hàng chục năm sau, vẫn có người còn vui miệng nhắc đến, hoặc kể lể cho con cháu nghe với sự trầm trồ thán phục.
Tất nhiên, người ta khen tài nghề lỗi lạc của con chiến kê, phong cho nó là loại thần kê hay linh kê, đồng thời cũng khen tài nghề của người nuôi dưỡng và luyện tập con gà đó.
Vì rằng, ai cũng biết, gà nòi không phải con nào cũng đá hay, mặc dầu con nào cũng biết đá. Gà hay là nhờ vào nòi giống, và cũng nhờ vào cả kinh nghiệm nuôi dưỡng và tập luyện của chủ nuôi.
Chọn được con gà xuất chúng trong cả một bầy gà cùng lứa, phi người không chuyên môn, không kinh nghiệm không ai làm được.
Dù cùng cha dòng mẹ giống, nhưng bầy con đúc ra cũng có con dở con hay. Đúng với câu “ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài”, ngay con cái trong một gia đình cũng vậy, có người khôn kẻ dại, có kẻ nên người hư. Một bầy gà nở ra năm bảy con, ít có bầy nào toàn vẹn xuất sắc cả. Khi gà nở được vài tuần tuổi, chủ nuôi giàu kinh nghiệm đã lựa ra con tốt để nuôi riêng. Tất nhiên, những con không đạt yêu cầu về dáng hình, về vẩy.. thì coi như gà thịt!
Với người nuôi gà tài tử, trong tay chỉ cần một vài con xuất sắc để ra đường đá lấy tiếng với người, thì việc này không mấy khó khăn. Họ chỉ bỏ tiền ra mua những con gà tốt, những con thắng độ về nuôi tiếp và cho đá tiếp… Nhưng với người nuôi gà chuyên nghiệp, hoặc những ai muốn tự tạo riêng cho mình một giống gà hay, thì phải cố chọn cho mình một dòng gà vừa ý may ra mới đạt được thoả nguyện.
Có thể bạn quan tâm

Một nghiên cứu mới cho thấy virus cúm gia cầm có thể sống tới 2 năm trong xác các con gia cầm chết đã bị chôn.

Mùn cưa dùng để lót trứng cho khỏi vỡ (mỗi khi vận chuyển trứng) lại chính là nơi ẩn náu lý tưởng của một họ vi khuẩn gây hại có tên là Enterobacteriaceae. Đây là nhận định mới được đưa ra bởi các nhà khoa học ở Athens (Hoa Kỳ).

Trong bài báo thứ 10 trong loạt bài này, TS. Steve Tullett - cố vấn cho Công ty Aviagen chuyên về ấp nở trứng và khả năng sinh sản- phác thảo những tác động của dinh dưỡng đến thiểu năng sinh sản, tỷ lệ phôi chết và khả năng nở. Bài báo này là một phần tạp chí của trường Kỹ thuật Ross, tiêu đề là "Điều tra thực hành ấp nở".

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)