Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 05/03/2016

1. Nguyên nhân:

- Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi.

Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố  α, β, y- toxin. Bào tử vi khuẩn là loại chịu nhiệt, có thể sống trong nước sôi trong vòng 2 giờ.

- Bệnh có thể ghép với bệnh Cầu trùng hoặc xảy ra sau khi thay đổi thức ăn. Mật độ nuôi chật hoặc chuyển đàn có thể tạo điều kiện cho bệnh phát nhanh hơn.

2. Triệu chứng:

- Bệnh xảy ra ở thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bệnh có tính dịch địa phương và thường xảy ra ở đàn gà thịt 4-8 tuần tuổi.

- Bệnh xảy ra với thể cấp tính và thể mãn tính. Gà bệnh giảm ăn, chậm chạp, ỉa phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng bệnh Cầu trùng.

Gà hay nằm sấp gục đầu, xã cánh, không thể tự đứng và không thể đi lại được. Tỷ lệ chết trong khoảng 5- 25%.

- Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân, trong khi vẫn ăn uống bình thường và bị chết do gầy.

3. Bệnh tích:

- Xác gầy ốm

- Niêm nạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết.

- Trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang mà nâu. Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ này mỏng và bóc ra dễ dàng.

- Tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối.

- Bệnh viêm loét kéo dài có thể thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.

4. Phòng bệnh:

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống

- Chọn một trong số kháng sinh sau: LINCO 25%,  CHLOTETRA, SULFATRIMIX… trộn vào thức ăn theo liều phòng đã được nhà sản xuất khuyến cáo.

- Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước ĐIỆN GIẢI GLUCO – K – C - HDH hoặc ĐIỆN GIẢI – K – C – VIT.

5. Trị bệnh:

- Tách riêng những con bị bệnh

- Cho gia cầm ăn nhưng thức ăn dễ tiêu hóa

- Phác đồ 1: Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1g/4lit nước uống tương đương 1g/15 - 20kg TT kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằng ĐIỆN GIẢI GLUCO – K – C - HDH 2g/lít nước tương đương 100g/50kg thức ăn trong 3-5 ngày

- Phác đồ 2: Trộn CHLOTETRA liều 1g/4 - 6kg TT vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa ĐIỆN GIẢI GLUCO K - C - HDH 2g/lít nước trong 3-5 ngày.

- Phác đồ 3: Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1g/2lit nước uống tương đương 3- 4 kg TT kết hợp THẢO DƯỢC – K - C liều 1g/1-2 lít nước uống tương đương 1g/6-8kg TT.


Có thể bạn quan tâm

Phòng bệnh Marek ở gà Phòng bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek là một bệnh truyền nhiễm của gà do một loại vi rút thuộc nhóm herpes (hecpec) gây ra. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh cao độ tế bào limphô dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt. Tùy thuộc độc lực của vi rút và sức đề kháng của cơ thể, bệnh có thể ở thể cấp tính, hoặc mãn tính.

04/03/2016
Gà H’Mông Gà H’Mông

Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người tộc H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.

04/03/2016
Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt

Kỹ thuật trong việc chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng, sự phát triển của gà, đặc biệt gà thương phẩm giống thì mọi kỹ thuật, khâu chuẩn bị chuồng trại cho tới thức ăn lại càng được quan tâm nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại giống gà thương phẩm cho năng suất kinh tế cao như gà nòi, gà sao, gà hồ…mỗi loại mang đặc trưng và hiệu quả kinh tế khác nhau.

05/03/2016