Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá
Publish date: Monday. December 5th, 2011

GIỚI THIỆU

Nuôi gà nòi, không những chỉ có những sư kê chuyên nghiệp, mà ngay cả những người nuôi theo cách tài tử, ai cũng mong muốn trong tay mình có những con gà nòi xuất chúng, với đòn thế dữ dằn, để khi ra trường dù không được “trăm trận trăm thắng” thì cũng có nhiều cơ hội lập nên chiến tích với người ta.

Trong tay có con gà ăn độ, nợ lúa cơm gà đã trả cho chủ mà chủ nuôi còn nhận được tiếng khen của mọi người.

Danh dự này có khi lớn lắm, vì gặp độ gà quá xuất sắc, nhiều khi hàng chục năm sau, vẫn có người còn vui miệng nhắc đến, hoặc kể lể cho con cháu nghe với sự trầm trồ thán phục.

Tất nhiên, người ta khen tài nghề lỗi lạc của con chiến kê, phong cho nó là loại thần kê hay linh kê, đồng thời cũng khen tài nghề của người nuôi dưỡng và luyện tập con gà đó.

Vì rằng, ai cũng biết, gà nòi không phải con nào cũng đá hay, mặc dầu con nào cũng biết đá. Gà hay là nhờ vào nòi giống, và cũng nhờ vào cả kinh nghiệm nuôi dưỡng và tập luyện của chủ nuôi.

Chọn được con gà xuất chúng trong cả một bầy gà cùng lứa, phi người không chuyên môn, không kinh nghiệm không ai làm được.

Dù cùng cha dòng mẹ giống, nhưng bầy con đúc ra cũng có con dở con hay. Đúng với câu “ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài”, ngay con cái trong một gia đình cũng vậy, có người khôn kẻ dại, có kẻ nên người hư.  Một bầy gà nở ra năm bảy con, ít có bầy nào toàn vẹn xuất sắc cả. Khi gà nở được vài tuần tuổi, chủ nuôi giàu kinh nghiệm đã lựa ra con tốt để nuôi riêng. Tất nhiên, những con không đạt yêu cầu về dáng hình, về vẩy.. thì coi như gà thịt!

Với người nuôi gà tài tử, trong tay chỉ cần một vài con xuất sắc để ra đường đá lấy tiếng với người, thì việc này không mấy khó khăn. Họ chỉ bỏ tiền ra mua những con gà tốt, những con thắng độ về nuôi tiếp và cho đá tiếp… Nhưng với người nuôi gà chuyên nghiệp, hoặc những ai muốn tự tạo riêng cho mình một giống gà hay, thì phải cố chọn cho mình một dòng gà vừa ý may ra mới đạt được thoả nguyện.


Related news

Bệnh Niucatxơn ở gà Bệnh Niucatxơn ở gà

Bệnh Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà thường xảy ra quanh năm nhất là lúc chuyển mùa nhiệt độ hạ thấp đây là thời điểm bệnh Niucatxơn hay bệnh gà rù thường dễ xuất hiện.

Saturday. February 27th, 2016
Phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà Phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Bệnh do virus gây viêm đường hô hấp làm gà chậm lớn, giảm đẻ, tăng urê huyết và tỷ lệ chết cao. Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Nơi nào nuôi gà theo hướng công nghiệp bệnh càng có xu hướng phát triển cao.

Saturday. February 27th, 2016
Phòng trị bệnh đầu đen ở gà Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Saturday. February 27th, 2016
Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Saturday. February 27th, 2016
Chế biến thức ăn cho gà từ bèo Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Saturday. February 27th, 2016