Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng. Cách nuôi đồng trên cạn năng suất cao
Cua đồng là một trong những giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và dễ tiêu thụ. Trước đây, sản lượng cua đồng trong tự nhiên rất lớn, tuy nhiên hiện nay loài vật này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, và các phương thức khai thác có tính hủy diệt. Nguồn cua tự nhiên cạn kiệt, nhưng du cầu của người tiêu dùng vẫn rất cao, do đó nuôi cua đồng đang là một nghề mới hấp dẫn và rất có triển vọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng đơn giản và cho năng suất cao.
Kỹ thuật nuôi cua đồng
Cua đồng có thể được nuôi ở nhiều hình thức khác nhau như nuôi trên ruộng trũng, nuôi trong ao hoặc có thể nuôi cua đồng trong bể xi măng hay ao có lót bạt … Tuy nhiên, hình thức nuôi phổ biến và được được bà con nhiều nơi áp dụng là nuôi cua trong ao hoặc trong ruộng trũng. Vậy quy trình nuôi cụ thể như thế nào, bà con theo dõi nội dung cụ thể dưới đây:
Chuẩn bị ruộng hoặc ao nuôi cua
Chọn ruộng nuôi cua
Chọn vùng có nguồn nước sạch, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp để không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải từ sinh hoạt hay công nghiệp. Đồng thời, cũng cần đảm bảo nguồn nước không bị nhiễm các hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất nông nghiệp.
Diện tích địa điểm nuôi cua phù hợp là 0,5 – 1 ha, nền ruộng phải bằng phẳng.
Mức nước cao nhất là từ 0,8 – 1 m và ít nhất là ½ diện tích ruộng nuôi có mực nước từ 0,2 – 0,3 m khi nước cạn.
Chuẩn bị ruộng nuôi trước khi thả giống: dùng nilong loại cứng, khổ rộng 1,2 m chôn sâu 25 cm rồi cột chặc vào cọc đã được đóng xuống ruộng.
Trong quá trình chuẩn bị ruộng nuôi, bà con nên làm đường ống cấp và thoát nước. 2 đường ống này phải là ở 2 bờ đối diện nhau. Ngoài ra, cần làm bờ phụ cho cua đào hang trú ẩn. Bờ rộng khoảng 1 m, cao hơn mặt nước 30 – 40 cm. Trên bờ nên trồng thêm cây, cỏ để cua tránh nắng khi thời tiết oi bức.
Chọn ao nuôi cua
Ao nuôi thích hợp nhất có diện tích từ 300 – 1000 m2, tùy vào điều kiện của mỗi hộ.
Bờ ao phải đảm bảo giữ được mực nước từ 0,8 – 1,2 m. Bờ có kích thước chiều rộng đáy từ 2 – 3 m, mặt đáy từ 1 – 1,5 m. Và cao hơn mực nước mực nước cao nhất trong ao là 0,5 m.
Xung quanh bờ ao có thể đặt các tấm phên bằng tre để tránh việc đào hang của cua.
Ao có đường ống cấp và thoát nước để thuận tiện.
Nên thả bèo tây trong ao với mật độ khoảng 1/3 diện tích ao để làm nơi trú ẩn cho cua khi lột xác, tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau.
Cải tạo ao ruộng trước khi nuôi cua
Trước khi thả cua giống, từ 1 – 2 tuần, bà con phải cải tạo ao nuôi. Sau khi tát cạn nước, bà con bón vôi với liều lượng từ 7 – 10 kg/100 m2 Sau đó phơi nắng từ 3 – 5 ngày để diệt hết dịch hại và mầm bệnh.
Bà con cho nước vào ao. Riêng đối với ruộng, không cho nước tràn lên ruộng chỉ khi nào lúa sắp làm đòng mới cho nước vào để cua bò lên kiếm thức ăn.
Có thể cung cấp dinh dưỡng cho ao bằng phân xanh, phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua mới thả. Liều lượng bón phân xanh hoặc phân chuồng hoai mục từ 100 – 120 kg/100 m2 ao, kết hợp với 1 – 1,5 kg phân đạm và 2 – 3 kg phân lân.
Trong ao ruộng nuôi nên có khu vực cây cỏ để cua có nơi lột xác, tránh bị hao hụt.
Đảm bảo độ pH trong ao ruộng từ 5,6 – 8. Nhiệt độ phù hợp là từ 15 – 25 độ C
Chọn và thả giống
Giống cua có thể bắt ngoài tự nhiên hoặc mua từ các trung tâm ương giống. Với con giống mua nên chọn những con có kích thước đồng đều từ 0,5 cm trở lên, màu sắc tươi, nhanh nhẹn, đầy đủ các bộ phận.
Thời điểm thả cua thích hợp và vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Khi thả phải thả đều khắp ao, không thả tập trung một chỗ vì chúng sẽ ăn lẫn nhau.
Thức ăn và cách cho ăn
Khi cua còn nhỏ, bà con có thể cho ăn các mảnh vỡ hữu cơ, lúa, rong, giáp xác, ốc, cá hay xác động vật. Chúng cũng có thể ăn tấm, cám gạo, cám ngô. Ngoài ra, hộ có thể dùng thức ăn có độ đạm trên 22% loại viên nhỏ.
Cua có nhu cầu thức ăn rất lớn. Có thể cho cua ăn với khối lượng bằng 7 – 10% trọng lượng cơ thể.
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Vì vậy nên cho ăn ít vào ban ngày và nhiều vào ban đêm.
Cho cua ăn 4 lần: 6h sáng, 10h trưa, 4h chiều và 10h đêm.
Một số lưu ý
Thường xuyên kiểm tra độ mặn, độ pH, nhiệt độ ao nuôi.
Nếu thay nước 3 – 10 ngày/lần, lượng nước từ 30 – 50% lượng nước trong ao.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Thanh Tùng (30 tuổi, Phó bí thư Xã đoàn An Trạch, H.Đông Hải, Bạc Liêu) đã mày mò áp dụng thành công mô hình nuôi cá chẽm kết hợp nuôi cua biển đạt hiệu quả cao.
Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó là cua xanh có tên khoa học là Scylla serrata (Forskal) là loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao…
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập.