Thực hiện thành công mô hình ương tôm hùm bông trong lồng
năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.
Mô hình được thực hiện tại thôn Đông Xã, đảo Nhơn Châu, với qui mô 4 lồng nuôi, kích thước 6 m2/lồng, có 7 hộ nuôi trực tiếp tham gia mô hình; thời gian thực hiện mô hình 4 tháng (từ tháng 3/2014 đến hết tháng 7/2014).
Vùng nước được chọn nuôi có độ mặn ổn định 35%o, ít chịu ảnh hưởng của thủy triều, độ sâu tối thiểu 6m khi thủy triều thấp.
Sau khi được tập huấn kỹ thuật ương tôm hùm giống, các hộ tham gia mô hình đã tiến hành thả giống với số với mật độ 35 con/m2, tương đương 210 con/lồng 6 m2; thức ăn sử dụng cho ương tôm hùm giống chủ yếu là hàu, ghẹ, cá các loại… đảm bảo tươi sống, đủ dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của tôm, lượng thức ăn sử dụng vừa phải, phù hợp với kích cỡ phát triển của tôm giống trong từng giai đoạn sinh trưởng.
Trong quá trình nuôi, bà con thực hiện vệ sinh lồng nuôi, đồng thời phòng, trị bệnh cho tôm giống theo hướng dẫn của cán bộ khuyến ngư.
Kết quả, với kích cỡ tôm giống thả nuôi ban đầu 0,2-0,3 g/con (tôm trắng), sau gần 4 tháng ương nuôi, tôm sinh trướng và phát triển khá tốt, tỷ lệ tôm sống đạt 96,7%, tôm giống phát triển khá đồng đều, không bị dịch bệnh, trọng lượng đạt bình quân 65 – 70 g/con (so với yêu cầu đề ra là 50 g/con).
Với giá tôm giống thời điểm hiện tại là 450.000 đồng/con (50 g/con), khi xuất bán tôm giống các hộ nuôi có thu nhập khoảng 91,350 triệu đồng/lồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 17,9 triệu đồng đồng/lồng.
Ông Nguyễn Văn Nhật, nông dân tham gia mô hình cho biết: “Nhờ thực hiện ương tôm hùm bông giống trong lồng theo đúng quy trình mà cán bộ khuyến ngư hướng dẫn, nhất là các khâu chăm sóc, cho tôm ăn, theo dõi vệ sinh lồng và phòng trị bệnh cho tôm giống kịp thời, nên tôm phát triển tốt, mô hình đạt có hiệu quả cao”.
Ông Phan Tuấn – Trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn cho biết:
“Việc thực hiện thành công mô hình này cho thấy hướng đi phù hợp trong việc hỗ trợ bà con ngư dân tại xã đảo Nhơn Châu chuyển đổi từ nghề cũ đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ kém hiệu do nguồn cá tôm ngày càng cạn kiệt, để chuyển sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; qua đó giúp bà con phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu”.
Tại Hội thảo tổng kết mô hình vừa qua, hầu hết bà con ngư dân tham quan mô hình hết sức phấn khởi trước kết quả đạt được từ mô hình và mong muốn học tập làm theo.
Ông Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm KNKN Bình Định biểu dương các hộ ngư dân tự nguyện tham gia mô hình đã có nhiều cố gắng để mô hình đạt kết quả tốt; đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bà con ngư dân xã đảo Nhơn Châu về kỹ thuật, giúp bà con tiếp tục phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình Ương tôm hùm bông giống trở thành nghề mới tại địa phương;
Ngoài ra, Trung tâm cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các mô hình phù hợp để chuyển giao giúp cho bà con ngư dân xã đảo Nhơn Châu phát triển sản xuất một cách hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã thực hiện thành công mô hình “Nuôi cua biển thương phẩm”.
Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, là loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao…
Một nghiên cứu mới được công bố trên Biology Letters phát hiện thấy rằng tiếng ồn từ tàu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cua, phần lớn cua ở trong tình trạng tồi tệ nhất, và có rất ít bằng chứng cho thấy cua thích nghi được với tiếng ồn theo thời gian.
Kỹ thuật nuôi ghẹ xanh khâu giống rất quan trọng, quyết định sự thành bại. Loài này cũng là sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Cua biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để nuôi được cua biển trong ao đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.