Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông
Ngày đăng: 27/07/2013

Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier & Valencienes 1831) là loài cá dữ, nhưng thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng. Kích cỡ cá lớn nhất đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg.

Cá thành thục vào 23 - 24 tháng tuổi. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 20 - 300C. Ðộ mặn 0 - 16 thích hợp cho phát triển của cá Lóc bông. Cá có thể chịu đựng được pH = 4. Cá có khả năng chịu đựng tốt ở môi trường thiếu ôxy. Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động sản xuất nhân tạo con giống nuôi.

I. Kỹ thuật sản xuất giống

1. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ

- Ao có diện tích từ 500m2 trở lên, độ sâu 1,5m, bờ cao, chắc, có lưới chắn, có cống để chủ động cấp thoát nước.

- Tát cạn ao, vét bớt bùn, rải vôi bột đáy và mái bờ (8 - 10kg/100m2). Phơi đáy 2 - 3 ngày, sau đó cấp nước vào ao.

2. Tiêu chuẩn cá bố mẹ

Cá 1,5 tuổi trở lên (trên 2kg/con). Mật độ thả nuôi 10m2/cặp. Tỷ lệ đực cái 1:1. Trước khi thả, nên tắm nước muối 25-30 cho cá.

3. Thức ăn cho cá bố mẹ

Thức ăn là cá tạp, đưa xuống sàn ăn. Khẩu phần ăn 3 - 5%, mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần. Cần thay nước bằng thuỷ triều hoặc bơm cấp mỗi tuần một lần, mỗi lần 30% thể tích nước trong ao.

4. Kỹ thuật cho cá đẻ

Cho cá đẻ tự nhiên trong ao không cần tiêm kích dục tố.

Mật độ thả trong ao cho đẻ là 10 - 15m2/một cặp cá bố mẹ. Phải tạo tổ đẻ có giá thể để cá đẻ trứng, kích thước tổ mỗi cạnh 0,8 - 1m, cao 0,6 - 0,8m. Giá thể làm bằng cỏ, lục bình, rau muống, dừa nước đặt bên trong tổ. Ðặt ổ đẻ cách nhau ít nhất 2m và cách bờ 0,5 1m. Ao cho cá đẻ cần được giữ thật yên tĩnh.

5. Ấp trứng

Ấp trứng trong chậu, bể xi măng nhỏ, thay nước mỗi ngày 2 4 lần, mật độ ấp 10.000 -15.000 trứng/m2 (cho 1 ổ trứng). Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 300C, trứng nở thành cá bột sau 30 - 40 giờ.

6. Kỹ thuật ương nuôi cá giống

a. Ương trong bể

Bể ương có diện tích tối thiểu 5 - 20m2. Ðộ sâu nước 0,8 - 1m. Mật độ thả ương là 5.000 - 6.000 cá bột/m2. Có thể ương cá trong giai bằng lưới cước đặt trong ao, diện tích 2-10m2. Mật độ ương 8.000 - 10.000 cá bột/m2.

Thức ăn : Tuần đầu cho ăn Moina 0,2 - 0,3 kg/10.000 cá bột. Tuần thứ hai cho ăn trùn chỉ 1,5 - 2kg/10.000 cá bột. Sau 15 ngày thì cho ăn chủ yếu là cá xay, lượng cho ăn từ 3 - 4 kg cho 10.000 cá. Thay nước theo thuỷ triều hoặc định kỳ bơm cấp thay nước mới. Kết hợp sục khí trong bể và giai.

ương 20 - 25 ngày, cá đạt cỡ 4 - 5 cm, ương tiếp 1 tháng cá đạt cỡ 8 - 10 cm.

b. Ương cá Lóc bông trong ao

Diện tích ao > 200m2, nước sâu từ 1 - 1,2m. Mật độ ương từ 150 - 200 con/m2.

Thức ăn chủ yếu là động vật phù du (Moina, Daphnia) trong ao, bổ sung 0,1 - 0,2 kg moina/10.000 cá bột/ngày, sau một tuần cho cá ăn thêm trùn chỉ (1 - 1,5kg/10.000 cá). Từ ngày thứ 10 cho cá ăn cá xay (3,5 - 4kg/10.000 cá).

Sau 20 - 21 ngày ương, cá đạt cỡ chiều dài 5 - 6cm, lọc bỏ cá nhỏ, còi cọc hoặc cá lớn trội rồi ương tiếp tục từ 3 - 4 tuần để cá đạt cỡ 8 - 10cm.

II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm

1. Nuôi cá Lóc bông trong ao

a. Chuẩn bị ao

Ao nuôi cá Lóc bông có diện tích từ 500m2 trở lên, độ sâu từ 2,5 - 3m.

Trước khi thả, tát cạn ao, vét bùn đáy, lấp hết hang hốc. Rải vôi đáy ao từ 10 - 15kg/100m2, phơi nắng 2 - 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Ở Nam Bộ, có thể nuôi quanh năm. Các tỉnh miền Bắc nên nuôi một vụ, thả vào tháng 3-4 và thu hoạch cá trước mùa đông.

Cá giống đều cỡ, từ 15 - 20 gam/con. Trước khi thả tắm nước muối 25 - 30.

Mật độ thả nuôi từ 20 - 25 con/m2.

b. Thức ăn, quản lý và chăm sóc

Thức ăn là cá tạp, vụn, cua, ốc và phụ phẩm lò mổ. Khẩu phần ăn 3 - 5%. Cá càng lớn khẩu phần ăn cũng giảm dần.

Có thể cho ăn thức ăn chế biến từ các nguyên liệu trên nấu với cám, tấm, trong đó cá tạp chiếm 50%.

Hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo từ 25 - 35%. Khẩu phần ăn với thức ăn chế biến từ 5 - 7%.

c. Quản lý môi trường ao nuôi

Cần thay nước thường xuyên cho ao theo thuỷ triều hoặc bơm cấp định kỳ hàng tuần 30% lượng nước.

d. Nuôi cá Lóc bông trong bè

Thể tích bè nuôi từ 80 - 280m3, độ ngập nước của bè từ 2,5 - 4m. Ðặt nơi có mức nước sâu, vận tốc chảy nhẹ.

Cỡ giống nuôi : từ 15 - 20gam/con. Mật độ 100 - 130con/m3 bè.

e. Thức ăn cho cá

Thức ăn tươi sống như cá tạp, vụn, cua, ốc. Khẩu phần 3 - 5%/ngày. Có thể cung cấp cho cá thức ăn chế biến (như nuôi trong ao).

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cá, vệ sinh sàng ăn sau khi cá ăn. Kiểm tra đáy bè để loại bỏ thức ăn thừa, lắng đọng ở đáy bè.

f. Thu hoạch

Nuôi từ 8 - 10 tháng, cá đạt cỡ thương phẩm 0,8 = 1,5 kg.

Phải ngưng cho ăn trước một ngày. Dùng lưới bắt từ từ, chuyển cá đi nhanh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể

Cá lóc là loại cá nước ngọt, thịt ngon, dễ nuôi. Trong điều kiện nông hộ có diện tích đất hạn hẹp hoặc không có đất

12/09/2015
Nghiên cứu thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt Nghiên cứu thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Tỉnh An Giang vừa công bố nghiên cứu thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt, do Phó G.S. Dương Nhựt Long - Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm. Kết quả tỷ lệ cá sinh sản đạt 100%, trứng thụ tinh đạt gần 90% và số lượng cá giống thu được sau 1 tháng ương là 55.886 con.

22/04/2016
Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài

Máy phát âm thanh vi điện tử được cấy vào dạ dày của cá tráp và cá mú nuôi giúp một nhóm các nhà khoa học Tây Ban Nha nghiên cứu hành vi của loài cá này và ngăn chặn sự trốn thoát của chúng.

22/04/2016
Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật

04/04/2017
Bệnh gan thận mủ trên cá lóc Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.

30/10/2017