Cách Nuôi Cá Lóc Bông
Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.
Cội nguồn của con cá lóc bông có thể từ Biển Hồ, Campuchia. Nhưng vào mùa nước nổi, đàn cá có thể xuôi theo con nước về “định cư” ở khu vực Đồng Tháp Mười. Nơi đây, thiên nhiên ưu đãi nên chúng có thể yên bình phát triển, sinh sản.
Những con cá lớn, nếu không bị mắc câu, dính lưới có thể có trọng lượng đến vài ba kg là chuyện thường. Những con cá lớn mà người dân Tháp Mười nói đùa là cá có râu (cá bố mẹ) chúng có thể táp vịt con, cóc, ếch… và thậm chí tấn công cả vịt mẹ lẫn con người, nếu tới xâm phạm vùng trú ngụ, nhất là vào mùa sinh sản của chúng.
Với cá lóc bông lớn, chỉ cần một con, người ta có thể chế biến nhiều món ăn độc đáo. Ngoài canh chua, nướng trui, chiên xù, có thể thái mỏng, nhúng dấm ở trạng thái đun sôi (Nam bộ gọi là “tả pí lù”), hay dồn thịt trộn trứng, được cột lại rồi hấp (cá lóc hấp) và tất nhiên còn rất nhiều món khác, tuỳ theo sự linh hoạt của người nấu ăn.
Nói tóm lại, cá lóc bông là một đặc sản nước ngọt của vùng ĐBSCL. Tuy vậy ngày nay, do đánh bắt và khai hoang mạnh mẽ, loại cá này trong tự nhiên không còn môi trường sống, nên cá lớn không nhiều và hiếm khi bắt được.
Có lẽ, do sinh trưởng ở vùng đất này, ông Ký yêu cây lúa và cũng “nhớ” con cá quê ông. Năm 1997, ông đi tìm mua 18 cặp cá lóc bông về nuôi. Sau 6 tháng chăm sóc, cá đẻ được lứa đầu tiên. Không ngờ mỗi lứa bầy ròng ròng (cá lóc con) có thể lên đến 10 ngàn con. Với giá bán 500 đ/con, ông cũng có món tiền kha khá lúc đó. Nhưng quan trọng hơn, nó tạo niềm phấn khích cho ông khi bắt tay vào nghề mới.
Thấy nghề nuôi cá lóc bông có thể “ăn nên làm ra”, ông Ký quyết định chuyển đổi 1.500 m2 đất vườn thành ao nuôi cá. Ngoài bờ bao ao, diện tích mặt nước nuôi cũng còn được 1.300 m2. Qua mỗi mùa vụ, số cá bố mẹ cứ tăng dần. Đến nay, khu nuôi của ông cũng được trên 100 cặp. Tất nhiên với số lượng cá đẻ tăng, mỗi năm lượng cá con giống ông bán ra thị trường cũng nhiều hơn.
Nuôi cá đẻ cần 2 điều kiện quan trọng: Một là cá giống, hai là môi trường nuôi và khâu chăm sóc. Để chọn cá bố mẹ làm giống, ông Ký cho biết: “Ngoài trọng lượng cá phải to, ít nhất cũng có cân nặng 2 kg/con trở lên. Vì cá to mới khỏe, đẻ sai. Mặt khác, cần lựa cá có thân hình suôn, thẳng; không bụng to, dị tật…”.
Còn về môi trường nuôi, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi, ông để cá tự làm ổ đẻ; nhưng số lượng cá con hao hụt cao, vì ếch, nhái tấn công trứng cá. Từ đó, ông nghĩ ra việc làm chòi cho cá đẻ để bảo vệ trứng.
Công việc “làm nhà” (vèo) cũng đơn giản, nhưng khá hiệu quả. Vật liệu chỉ gồm 4 cây trúc, cắm xuống ao theo hình vuông, mỗi cạnh khoảng 70 - 80 cm. Dùng lưới cước bao bọc xung quanh 4 cạnh từ mặt nước trở lên. Phần dưới mặt nước để trống cho cá bố mẹ ra vào; phần trên che lại bằng lá để ngăn ếch, nhái nhảy vào.
Mùa cá đẻ thường bắt đầu từ tháng Chạp đến tháng 6 âm lịch. Nếu chăm sóc tốt, 2 tháng cá có thể đẻ một lần. Sau khi cá đẻ được vài giờ, cần vớt trứng cho vào trong vèo để tránh bị ếch, nhái ăn. Khoảng 30 - 40 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột và chỉ cần nuôi khoảng 1 tháng là có thể bán cá con.
Ông Ký cho biết, cá lóc bông thương phẩm đang hút hàng, giá dao động từ 47.000 - 50.000 đ/kg; cao hơn cá lóc nuôi từ 10.000 - 20.000 đ/kg. Với cá con có trọng lượng 10 - 15 g/con, nếu nuôi trong 7 tháng thì có thể đạt trọng lượng 1 kg/con. Tuy thời gian có dài, nhưng chi phí nuôi thấp, nên nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi cá lóc bông thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và không bị nậgp trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m.
Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.
Trại chăn nuôi thực nghiệm VIC ngoài việc nuôi hiệu quả mảng gà, heo còn có mảng cá lóc. Cá lóc tại trại trước tiên được nuôi trong bể, sau một thời gian mới đưa xuống ao.
Sau cá tra, ba sa thì cá lóc là đối tượng nuôi khá phổ biến trong bà con nông dân, nhất là trong mùa nước nổi như hiện nay. Bởi vì cá lóc dễ nuôi, chúng ăn tạp nên mùa nước nổi này bà con có thể tận dụng nguồn cá tạp, ốc cua làm nguồn thức ăn để nuôi cá lóc và cho hiệu qủa cao.
Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp.