Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Hậu Bị Móng Cái

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Hậu Bị Móng Cái
Ngày đăng: 25/07/2013

Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật chăn nuôi lợn hậu bị Móng cái.

1. Mục đích yêu cầu

- Giảm tỷ lệ loại thải, loại thải đúng thời điểm (trong giai đoạn nuôi lợn hậu bị) sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi lợn nái sinh sản .

- Lợn cái động dục sớm, giảm được chi phí thức ăn, công lao động và chi phí khác. Đẻ nhiều con ngay từ lứa đầu.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Lợn hậu bị là lợn chưa sinh sản, đang nuôi để chọn thành lợn nái để sinh sản. Thời gian hậu bị từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Cho lợn ăn cân đối, đủ chất nhất là Protein để lợn sớm thành thục và phát triển cân đối về tính.

3. Định mức thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần

- Tiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị: Năng lượng trao đổi: 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng Protein tiêu hoá đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

- Khẩu phần ăn:

+ Giai đoạn có trọng lượng 10-35 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,3-0,7 kg, thức ăn xanh 0,5 kg.

+ Giai đoạn có trọng lượng 36-70 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,8-1,2 kg, thức ăn xanh 1 kg.

- Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, thức ăn đậm đặc phối chế với các loại nguyên liệu địa phương. Song đảm bảo tiêu chuẩn về năng lượng trao đổi và Protein tiêu hoá.

4. Kiểu chuồng và định mức chuồng nuôi

4.1. Kiểu chuồng: Chuồng xây bao xung quanh, nền chuồng lát bằng tấm bê tông, hoặc lát gạch đỏ, có hệ thống nước uống tự do, có rãnh thoát nước và phân thải ra bể chứa. Tạo độ thông gió, thoáng khí để có tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt.

4.2. Định mức: 2 m2/ hậu bị.

5. Các giai đoạn chọn lọc

- Chọn lần 1: Chọn lúc lợn 60 ngày tuổi, trọng lượng từ 8-12 kg/con chọn lọc những con: to, khoẻ và dáng cân đối, có số vú 12 vú trở lên, khối lượng phải cao hơn bình quân của đàn.

- Chọn lần 2: Lúc lợn 6 tháng tuổi, trọng lượng trên 50 kg/con. Thân hình cân đối, khoảng cách vú đều, có 12 vú trở lên, không có vú kẹ lép, âm hộ bình thường, không dị tật. Chọn những con có hiện tượng động dục sớm.

6. Tiêm phòng dịch bệnh

Tiêm phó thương hàn lợn con. Khi lợn trưởng thành tiêm phòng các loại vác xin theo pháp lệnh thú y hiện hành.


Có thể bạn quan tâm

Các giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi heo gà - Phần 2 Các giải pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi heo gà - Phần 2

Mỗi nhóm sản phẩm bổ sung dưới đây có vai trò, cơ chế tác động và tầm quan trọng khác nhau, nhà sản xuất thức ăn và người chăn nuôi có thể cân nhắc sử dụng

13/02/2019
Hiệu quả của khẩu phần chứa DDGS ít béo trên heo Hiệu quả của khẩu phần chứa DDGS ít béo trên heo

DDGS là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp ethanol, là một nguồn năng lượng và nguồn protein giá cả phải chăng được dùng trong khẩu phần của heo

20/02/2019
Nghiên cứu kiểu gen H-FABP ảnh hưởng lên tỷ lệ mỡ giắt ở đàn heo giống Nghiên cứu kiểu gen H-FABP ảnh hưởng lên tỷ lệ mỡ giắt ở đàn heo giống

Trong vòng 40 năm qua, quá trình chọn lọc giống và thức ăn nuôi dưỡng theo hướng tăng tỷ lệ nạc và giảm dày mỡ lưng đã kéo theo làm giảm chất béo trong thịt

22/02/2019
Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là quá trình lên men vi sinh vật trên nền đệm lót, chất thải được phân hủy hết nên không có mùi hôi, không phải rửa chuồng,

26/02/2019
Bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn con Bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn con

Để bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn, con người nuôi cần hiểu được các vấn đề: Tại sao phải bổ sung sắt, vitamin cho lợn con, bổ sung vào thời điểm nào

26/02/2019