Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con

Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con
Ngày đăng: 30/08/2013

Bệnh tiêu chảy cấp luôn là nỗi kinh hoàng đối với các trại nái. Loại virus gây ra bệnh này có tên là corona. Có 2 chủng virus gây ra bệnh gồm:

- PED 1: Gây bệnh ở lợn con.

- PED 2: Gây bệnh ở các lứa tuổi lợn.

Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ.

Đối với lợn dưới 1 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. Khi lợn con trên 7 ngày tuổi mắc bệnh, người chăn nuôi nên cho lợn bị bệnh uống kháng sinh Colistin hoặc Amoxicillin. Có thể tiêm Apramicin phòng kế phát. Kế tiếp đó là trợ sức, bù nước cho lợn bị bệnh bằng gluco 5%, điện giải…

Đối với các trại chưa xảy ra dịch, bà con chăn nuôi có thể phòng dịch bằng cách: Vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng đúng định kỳ. Sát trùng phương tiện vận chuyển, có khu nuôi lợn cách ly. Công nhân hoặc người chăm nuôi lợn nên hạn chế tiếp xúc với lợn ngoài trại.

Ngoài các chi tiết nêu trên, cán bộ kỹ thuật Công ty VIC cho biết thêm cách phòng bệnh cho đàn lợn khoẻ khi có dịch xảy ra nhằm truyền kháng thể từ lợn mẹ sang lợn con qua sữa. Người chăn nuôi lợn có thể tiến hành cách làm theo cách sau để gây miễn dịch cho đàn lợn nái trong trại: Lấy một bộ ruột lợn con bị PED xay nhuyễn.

Sau đó pha vào 200 ml dung dịch muối sinh lý 0,85%, để trong môi trường từ 2-8 độ C. Dùng Amoxicillin-Colistin 10%, liều 300 ppm với tỷ lệ 0,6g/200ml nước sinh lý). Tất cả trộn đều và cho 20 nái ăn (không dùng cho nái mang thai trên 14 tuần ăn).

Người chăn nuôi lợn nên lưu ý một số chi tiết đó là: Sau khi cho nái ăn, phải bị tiêu chảy nhẹ mới đạt. Còn trường hợp sau khi nái ăn chưa bị tiêu chảy phải cho ăn thêm với liều tăng dần đến khi bị tiêu chảy. Khi cho nái ăn chế phẩm ruột phải tiêm kháng sinh phòng kế phát. Nái sẽ có miễn dịch sau khi có biểu hiện tiêu chảy 2 - 3 tuần.


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng hợp lý bentonite trong khẩu phần dinh dưỡng của động vật dạ dày đơn Sử dụng hợp lý bentonite trong khẩu phần dinh dưỡng của động vật dạ dày đơn

Bentonite là một phụ gia thức ăn khá phổ biến, linh hoạt, giá thành thấp và nguồn cung dồi dào, tuy nhiên còn có nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu rõ về nó.

14/03/2019
Những khuyến cáo mới về sử dụng khoáng hữu cơ trong chăn nuôi heo gà Những khuyến cáo mới về sử dụng khoáng hữu cơ trong chăn nuôi heo gà

Ở trang trại, một số nhà sản xuất đã đưa việc sử dụng khoáng hữu cơ vào thực tiễn và kết quả đã cho thấy cải thiện hiệu quả và năng suất.

14/03/2019
Một số vấn đề về phức hợp bệnh hô hấp trên heo (PRDC) Một số vấn đề về phức hợp bệnh hô hấp trên heo (PRDC)

PRDC là bệnh trên nhiều hệ thống do rất nhiều yếu tố truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Chương trình tiêm chủng hợp lý, kiểm soát môi trường

18/03/2019
Cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con Cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con

Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp

18/03/2019
Liệu điểm thể trạng có phải là công cụ phù hợp để điều chỉnh lượng ăn ở lợn nái mang thai Liệu điểm thể trạng có phải là công cụ phù hợp để điều chỉnh lượng ăn ở lợn nái mang thai

Để có năng suất tối ưu và bền vững ở lợn nái, sự hiểu biết toàn diện và khách quan về cách thức tích lũy của cơ thể tăng và giảm trong suốt thời kỳ mang thai

18/03/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.