Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn

Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn
Ngày đăng: 30/08/2013

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, lợn và người.

Trên số 75 ra ngày 28.3, Báo NTNN đã thông tin về cách nhận biết bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn. Kỳ này, xin giới thiệu cách phòng và điều trị bệnh trên để giúp bà con chăn nuôi lợn được hiệu quả hơn.

- Hạ sốt, giảm đau và trợ sức cho heo bằng Anagil C + gluoco, Diclofenac, Gluconat K C... Tiếp đến là dùng kháng sinh phòng bệnh kế phát. Trong quá trình điều trị bệnh phải cách ly súc vật bị bệnh, rửa các mụn loét ở miệng và chân của gia súc bằng nước muối, bôi các thuốc sát trùng như cồn iot, thuốc đỏ 3%, xanhmetilen 1% cùng với nước lá chát (nước lá ổi).

Theo cán bộ tư vấn kỹ thuật của Công ty VIC: Khi vật nuôi bị bệnh LMLM, người chăn nuôi thường để lại để điều trị. Làm như vậy sẽ rất nguy hiểm, vì bệnh sẽ lây lan rất nhanh trong đàn gia súc, có thể trở thành các ổ dịch lớn. Để phòng bệnh, người chăn nuôi nên tiêm vaccin phòng bệnh cho lợn; phun sát trùng đúng định kỳ.

Cụ thể:

Đó là lịch vaccin áp dụng theo chương trình vaccin bình thường. Tại trại có dịch LMLM, người chăn nuôi nên áp dụng theo lịch sau:

- Lần 1:

Dùng chủng vaccin cho toàn bộ đàn nái, đực, nái hậu bị (trừ heo thịt chuẩn bị bán thịt và heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi)

- Lần 2:

Nhắc lại sau 30 ngày.

- 3 tháng sau khi tiêm vaccin lần 2 có thể trở lại lịch vaccin bình thường.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần phối hợp với cán bộ thú y và chính quyền địa phương để phát hiện, khoanh vùng dịch, tránh dịch lây lan rộng bằng cách phát hiện sớm gia súc bị bệnh, báo cáo cho các cơ quan nêu trên. Nghiêm cấm việc vận chuyển lợn bị dịch ra vùng an toàn và ngược lại. Không giết mổ lợn ở ổ dịch và sử dụng thịt của chúng, vì như vậy có thể làm lây bệnh trong vùng, sang địa phương khác và có thể lây bệnh sang người.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu chí chọn lợn đực giống tốt Tiêu chí chọn lợn đực giống tốt

Sau đây là các tiêu chí chọn lợn đực giống tốt:

12/12/2015
Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt

Xin giới thiệu quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt để bà con có thể tham khảo.

12/12/2015
Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái

Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái ở nông hộ, bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:

12/12/2015
Phòng trị bệnh lợn nghệ Phòng trị bệnh lợn nghệ

Bệnh lợn nghệ là các bệnh lây lan qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp hay qua đường sinh dục...

12/12/2015
Chăm lợn nái đẻ đòi hỏi kỹ thuật cao Chăm lợn nái đẻ đòi hỏi kỹ thuật cao

Trong chăn nuôi lợn nái, chăm sóc lợn nái đẻ là công đoạn cuối cùng rất quan trọng để chuẩn bị thu hoạch sản phẩm. Công đoạn này yêu cầu đầu tư kinh phí cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn so với nuôi lợn hậu bị và lợn chửa.

12/12/2015