Kỳ công trồng chuối tiêu hồng bán tết
Điều đặc biệt là, năm nay nhiều nông dân chuyển sang trồng chuối tiêu hồng giống Nam Mỹ, bởi giống này có mẫu mã đều đẹp, cứng quả, chín không nẫu và giữ được sắc vàng tươi khi chín.
Chuối tết đã trổ buồng...
Hàng trăm ha chuối tiêu hồng tết ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) thời điểm này đã trổ buồng.
Cây chuối tiêu hồng đã gắn bó với đồng đất nơi đây nhiều năm và đang ngày càng khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là ở các địa phương vùng bãi.
Men theo con đường bê tông tới thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, chúng tôi thấy hầu như nhà nào ở đây cũng trồng chuối.
Nhà trồng ít thì vài ha, nhà trồng nhiều lên tới hàng chục ha.
Nông dân xã Đại Tập, huyện Khóa Châu phủ nylon vào buồng chuối để chuẩn bị cho dịp tết sắp tới.
Anh Nguyễn Năng Thành- chủ trang trại chuối Tân Thuận Thành ở thôn Ninh Tập là một trong những người thành công trong phát triển kinh tế nhờ trồng chuối tiêu hồng.
Trong 30ha chuối trồng kinh doanh xuất khẩu, anh Thành dành tới 5-7ha chỉ chuyên trồng chuối phục vụ tết.
Anh cho biết, năm nào vào dịp tết, sản lượng chuối thu hoạch của riêng gia đình anh vào khoảng 5.000-7.000 buồng.
Tết năm ngoái, chuối của anh trồng bán buôn cũng được từ 200.000-400.000 đồng/buồng, tùy loại, tính ra bình quân khoảng 20.000 đồng/kg.
“Tôi sẽ kỳ công chăm sóc để đưa ra thị trường Tết những buồng chuối lạ mắt, đặc biệt là những buồng chuối lẻ nải, nải chuối lẻ quả.
Vì theo tâm linh, người dân rất chuộng những buồng, nải chuối kiểu này, giá có khi cao gấp 2 lần so với chuối chẵn buồng, nải chẵn quả” - anh Thành nói.
Còn theo anh Nguyễn Văn Thế- cán bộ Hội Nông dân xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng giống Nam Mỹ mới chỉ bắt đầu được thâm canh khoảng chục năm trở lại đây, nhưng nhờ các ưu điểm nổi trội và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên đến nay, diện tích trồng chuối tiêu hồng của Khoái Châu đã lên tới hơn 600ha, tập trung ở một số xã:
Tứ Dân, Đại Tập, Đông Kết, Đông Ninh và Bình Minh.
Cây chuối này đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với các cây trồng khác.
Ông Nguyễn Văn Đạt – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu cũng chia sẻ, với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo.
Đây là giống chuối cho năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha.
Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 6- 8 triệu đồng.
Tết sẽ không “sốt” chuối?
Với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp thoát nghèo.
Giống chuối này năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha.
Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho lãi từ 6- 8 triệu đồng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng chuối phục vụ tết, anh Thành mạnh dạn dự báo, giá chuối tết năm nay có thể không “sốt” như năm ngoái.
“Thực tế, giá chuối tết rất khó dự báo trước được vì chỉ tiêu thụ trong một thời gian ngắn.
Từ nay tới Tết Nguyên đán còn tới hơn 2 tháng nữa, không biết có rủi ro thời tiết, thiên tai nào không.
Nếu nhu cầu thị trường cao, cung không đáp ứng đủ cầu thì giá chuối có thể bị đẩy lên rất cao, hoặc ngược lại”- anh Thành nói.
Theo phản ánh của nhiều người nông dân, thực tế trồng chuối tết không năm nào giống năm nào.
Có năm đến tháng 10 âm lịch vẫn có bão hay tháng 11, 12 âm lịch lại xảy ra rét đậm rét hại.
Nếu gặp bão gió thiên tai hoặc rét đậm rét hại thì chuối tết sẽ bị ảnh hưởng sản lượng, từ đó tác động tới giá bán.
Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu nhận định, từ khi trồng chuối tiêu hồng, chưa năm nào nông dân địa phương quá khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là vào Tết Nguyên đán.
Vào dịp cận tết, từng đoàn xe tải, xe thồ lại về các huyện, xã mua chuối.
Các thương lái chuối rất nhạy bén khi biết chuối tiêu hồng của Hưng Yên luôn cho chất lượng cao, nải đẹp, quả đều, to, ngon ngọt.
“Người dân nơi đây lại có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản chuối, không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc hoá học nào nên mã chuối rất đẹp và bền.
Các thương lái từ Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa...
cứ dịp sát tết lại về tận ruộng gom chuối hoặc đặt hàng trước nên người trồng chuối ở đây không phải đi bán từng buồng từng nải”- ông Đạt nói.
1 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu
Hiện những người trồng chuối ở Hưng Yên cũng sắp được đón nhận tin vui là Bộ KHCN, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.
Dự án được triển khai từ tháng 1.2015, đến nay đã thực hiện xong các công việc như: Thiết kế xong hệ thống nhận diện thương hiệu (logo, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn, tờ rơi, poster..), quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, hệ thống công cụ theo dõi và kiểm tra nhãn hiệu;
Thiết kế và vận hành website, xây dựng phim phóng sự, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, về thương hiệu cho bà con trồng, kinh doanh chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu…
Tỉnh Hưng Yên đã hoàn tất hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ và Cục đã chấp nhận đơn hợp lệ.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...
Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.