60% Lượng Gạo XK Tháng 4 Là Sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 4 vừa rồi, kế hoạch đề ra là XK 700 ngàn tấn gạo, nhưng các doanh nghiệp chỉ giao hàng được 536.806 tấn.
Trong đó, có tới 60% lượng gạo XK là sang Trung Quốc. Nguyên nhân là do giao hàng đến hầu hết các thị trường đều sút giảm mạnh, nhất là châu Phi, trong khi giao hàng sang Trung Quốc tăng tới 51%.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm nay, nước ta đã XK được 1,751 triệu tấn gạo, trị giá FOB 764,981 triệu USD, trị giá CIF 811,571 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 436,76 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013: số lượng XK giảm 18,17%, trị giá FOB giảm 18,49%, trị giá CIF giảm 16,96%, giá bình quân giảm 1,71 USD/tấn.
Về chương trình thu mua tạm trữ gạo vụ ĐX, đến hết ngày 30/4, 130 doanh nghiệp mới thu mua được 995.494 tấn qui gạo, đạt 99,55% kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.

Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.