Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò

Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò
Ngày đăng: 04/08/2015

Trước đó, tại thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, ngành chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện đàn bò gồm 8 con của hai hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và A Wư mắc bệnh lở mồm long móng. Theo khai báo của hai hộ gia đình này, đàn bò được họ mua lại của bà Quách Thị Nhung về nuôi vỗ béo. Sau khi mua về được vài hôm, gia đình phát hiện đàn bò có những triệu chứng của bệnh lở mồm long móng nên đã báo cho cơ quan chức năng. Trong khi đó, bà Quách Thị Nhung cho biết, đàn bò gồm 12 con của bà được mua từ thị xã An Khê (Gia Lai) về để bán lại cho các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn thôn.

Sau khi phát hiện có hiện tượng lở mồm long móng, Trạm Thú y thành phố Kon Tum đã lập biên bản và yêu cầu các hộ gia đình trên giữ nguyên đàn bò để theo dõi và kiểm soát dịch. Nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Cùng với đó, cán bộ thú y thành phố Kon Tum hướng dẫn các hộ gia đình trên phương pháp điều trị cũng tiêu độc khử trùng chuồng trại. Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan, ngành chức năng tỉnh Kon Tum cũng tuyên truyền cho người dân các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng để người dân theo dõi đàn gia súc của mình và có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan trên diện rộng, ông Hà Thanh Lâm cho biết, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành rà soát lại tổng đàn gia súc, từ đó có những phương án triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là đàn gia súc được mua về từ các tỉnh thành khác. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng dịch lở mồm long móng đợt hai cho hơn 17.000 con trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với hai hộ trên, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể lại từ đó sẽ có căn cứ để tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi “mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mà chưa có giấy phép”.


Có thể bạn quan tâm

Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

11/12/2012
Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

06/06/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

19/12/2012
Ngư Dân Được Mùa Cá Cơm Ngư Dân Được Mùa Cá Cơm

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.

29/07/2013
Nuôi Tép Bạc Bông Nuôi Tép Bạc Bông

Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.

07/06/2013