Kon Tum ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng ở đàn bò

Trước đó, tại thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, ngành chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện đàn bò gồm 8 con của hai hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và A Wư mắc bệnh lở mồm long móng. Theo khai báo của hai hộ gia đình này, đàn bò được họ mua lại của bà Quách Thị Nhung về nuôi vỗ béo. Sau khi mua về được vài hôm, gia đình phát hiện đàn bò có những triệu chứng của bệnh lở mồm long móng nên đã báo cho cơ quan chức năng. Trong khi đó, bà Quách Thị Nhung cho biết, đàn bò gồm 12 con của bà được mua từ thị xã An Khê (Gia Lai) về để bán lại cho các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn thôn.
Sau khi phát hiện có hiện tượng lở mồm long móng, Trạm Thú y thành phố Kon Tum đã lập biên bản và yêu cầu các hộ gia đình trên giữ nguyên đàn bò để theo dõi và kiểm soát dịch. Nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Cùng với đó, cán bộ thú y thành phố Kon Tum hướng dẫn các hộ gia đình trên phương pháp điều trị cũng tiêu độc khử trùng chuồng trại. Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan, ngành chức năng tỉnh Kon Tum cũng tuyên truyền cho người dân các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng để người dân theo dõi đàn gia súc của mình và có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Để tránh dịch lở mồm long móng lây lan trên diện rộng, ông Hà Thanh Lâm cho biết, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành rà soát lại tổng đàn gia súc, từ đó có những phương án triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là đàn gia súc được mua về từ các tỉnh thành khác. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng dịch lở mồm long móng đợt hai cho hơn 17.000 con trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với hai hộ trên, Trạm Thú y thành phố sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể lại từ đó sẽ có căn cứ để tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi “mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mà chưa có giấy phép”.
Related news

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.

Những năm qua, xác định vai trò, trách nhiệm của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Krông Nô đã chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần làm thay đổi bộ mặt của địa phương.

Tính đến trung tuần tháng 4, toàn xã Đắk D’rông (Chư Jút) đã mất trắng trên 20/90 ha lúa vụ đông xuân do nắng hạn. Số diện tích này chủ yếu nằm ở các thôn 11, 13, 15 do hồ Đắk D’rông và hồ Đắk Rít đã cạn kiệt nước.

Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.

Nông, lâm, thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quý I, xuất khẩu nhóm hàng này lại có sự sụt giảm khá mạnh, giảm tới 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.