Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong

Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong
Ngày đăng: 24/08/2013

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

Mỹ Nhơn là thôn đi đầu trong toàn xã thực hiện mô hình có hiệu quả. Hiện trong thôn có 300/367 hộ nuôi bò vỗ béo. Hộ nuôi ít từ 1 đến 2 con, hộ nhiều 5 đến 6 con. Trước đây, bà con chăn thả tự do ngoài đồng, về mùa khô thiếu thức ăn nên bò bị còi cọt. Năm 2002, từ Chương trình cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò của huyện, bà con được hỗ trợ trồng cỏ voi. Có nguồn thức ăn dồi dào, một số hộ có sáng kiến mua những con bò ốm yếu về chăm sóc, từ đó hình thành nên nghề nuôi bò vỗ béo.

Anh Huỳnh Phượng là người có nhiều kinh nghiệm trong nuôi bò vỗ béo ở địa phương. Ban đầu anh chỉ nuôi thử nghiệm 1 con, so sánh với nuôi bò theo truyền thống hiệu quả hơn nên anh đã đầu tư sửa chữa chuồng trại, trồng cỏ mở rộng quy mô. Hiện nay, anh luôn duy trì 1 cặp bò nhỏ, 1 cặp vừa, một cặp lớn, nuôi theo hình thức “gối đầu”, cứ bán cặp lớn thì mua thêm một cặp nhỏ về vỗ béo.

Với cách nuôi này, năm nào anh cũng có bò bán, thu về khoản tiền khá lớn. Anh Phượng, cho biết: Mua cặp bò 6 tháng tuổi, giá thời điểm hiện nay khoảng 20 triệu đồng, sau 18 tháng vỗ béo bán được khoảng 60 triệu đồng/cặp. Đáng nói là, hộ nuôi chỉ đầu tư tiền mua giống ban đầu, còn thức ăn tận dụng được từ phụ phẩm nông nghiệp, giảm được nhiều chi phí, nên lợi nhuận cao, lãi ròng 35 triệu/cặp.

Thấy anh Phượng nuôi bò vỗ béo hiệu quả, nhiều hộ trong vùng học hỏi làm theo, tuy nhiên cách thức có khác. Cách vỗ béo bò của anh Đỗ Đăng Nhiên là tìm đến các trại trại bò trong tỉnh, chọn mua những con đực khoảng một năm tuổi gầy gò, về “thúc” từ 3 đến 5 tháng rồi xuất chuồng. Với hình thức này, mỗi năm anh bán được từ 2 đến 3 đợt bò, thu lời hơn 30 triệu đồng.

Nhờ chế độ ăn uống tốt, nuôi nhốt trong chuồng ít bị tác động của biến đổi thời tiết nên bò ít bị bệnh. Tuy nhiên, thi thoảng bò vẫn gặp một số bệnh như lở mồm long móng, cúm…hộ nuôi cần phát hiện sớm để chữa trị. Triệu chứng của bệnh cúm là bò sổ mũi, miệng khô, run rẩy, nằm xuống đứng dậy khó.

Khi bò có dấu hiệu trên bà con chích thuốc vài ngày là khỏi. Riêng bò bị lỡ mồm long móng hộ nuôi chịu khó thường xuyên xoa thuốc tím, chà chanh là hết. Với cách chăm sóc đơn giản như trên, từ trước đến nay ở Mỹ Nhơn chưa có con bò vỗ béo nào bị chết do dịch bệnh.

Đồng chí Phạm Thái Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Phong, cho biết: Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân. Ở địa phương có nhiều hộ thoát nghèo nhờ nuôi bò vỗ béo. UBND xã đang chỉ đạo Hội Nông dân truyền đạt kinh nghiệm, vận động, giúp đỡ bà con nhân rộng mô hình vỗ béo bò.


Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững

Thông tin này tại hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”. Sáng nay (17/4), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, tổ chức hội thảo Khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng trụ sống Núc Nác trong trồng tiêu”.

20/04/2015
Điều kiện trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản Điều kiện trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.

20/04/2015
Hỗ trợ giống cây trồng cho 3 tỉnh Hỗ trợ giống cây trồng cho 3 tỉnh

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 121 tấn hạt giống ngô, 15 tấn hạt giống rau và 70 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 địa phương (Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang) khắc phục hậu quả thiên tai.

20/04/2015
Tân Yên (Bắc Giang) thu lãi 150 triệu đồng/ha dưa bao tử Tân Yên (Bắc Giang) thu lãi 150 triệu đồng/ha dưa bao tử

Vụ xuân năm nay toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng 90 ha dưa bao tử (tăng 3 ha so với cùng kỳ năm ngoái). Hiện dưa bắt đầu cho thu hoạch, năng suất ước đạt 40 tấn/ha, tăng đột biến.

20/04/2015
Khó quản lý hoạt động mua bán cây giống mắc ca Khó quản lý hoạt động mua bán cây giống mắc ca

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đác Nông Đỗ Ngọc Duyên cho biết: Giá cây giống mắc ca trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh từ 60.000 đồng/cây tăng lên 90.000-100.000 đồng/cây giống. Việc cây giống mắc ca tăng giá diễn ra từ đầu tháng 4 đến nay và hiện nay rất khó quản lý hoạt động mua bán loại cây giống này.

20/04/2015