Home / Hải sản / Tôm sú

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao

Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Cà Mau. Tuy nhiên, nó đã được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao.

Anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), đã 3 năm liền áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến năng suất cao, mỗi vụ mang lại lợi nhuận khoảng 80 - 120 triệu đồng/4.000 m2. Anh Thắng chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm:

Về cải tạo ao: Trước tiên phải tát cạn ao, sên vét bùn đáy và phơi khô đáy ao. Sau đó rào lưới xung quanh ao, lấy nước qua lưới lọc độ sâu đầm nuôi đạt 1 m, phần trên trảng là 0,8 m và tiến hành bón vôi với liều lượng 50 kg/1.000 m2. Sau 3 ngày bón vôi, tiếp tục tạt 5 kg Saponine/1.000 m2 diệt cá. Sau 3 ngày tiếp theo tạt thêm 1 gói BZT (227 g) và tiến hành thả giống. Nếu nước chưa lên màu thì bón thêm 1 kg DAP/1.000 m2.

Về con giống: Con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của mô hình, chấp nhận trả giá cao để chọn được giống tốt và có xét nghiệm PCR. Mật độ thả 10 con PL15/m2.

Về cách quản lý và chăm sóc: Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi. Bắt đầu cho tôm ăn vào ngày thứ 2 sau khi thả theo hướng dẫn trên bao thức ăn nhưng chỉ cho ăn 2 cử vào buổi tối.

Sử dụng 4 sàng ăn đặt 4 góc ao và 4 sàng ăn đặt trên trảng. Dựa vào các sàng ăn để quyết định tăng thêm thức ăn hay giảm xuống và đồng thời biết thêm sức khỏe tôm nuôi.

Từ tháng thứ 2 trở đi định kỳ 10 ngày 1 lần chài tôm để đánh giá sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trộn Vitamin C, khoáng và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất và tăng thêm khi có biến động thời tiết.

Từ tháng thứ 2 bắt đầu chạy quạt nước 4 giờ/ngày (sử dụng 2 giàn quạt nước với 10 cánh/giàn).

Trong suốt quá trình nuôi luôn giữ mực nước ổn định 0,8 - 1 m, không thay nước, chỉ cấp bù thêm nước bị hao hụt.

Cứ 10 ngày 1 lần sử dụng chế phẩm sinh học EM tạt xuống ao để làm ổn định chất lượng nước và nền đáy ao nuôi, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của tôm nuôi, đồng thời tăng khả năng hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, độ mặn và đặc biệt là đánh giá sức khỏe tôm để có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.


Related news

Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2) Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2)

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi

Saturday. April 2nd, 2011
Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước) Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước)

Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.

Tuesday. January 3rd, 2012
Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung

Wednesday. November 16th, 2011
Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.

Wednesday. January 4th, 2012
Bệnh Đầu Vàng Bệnh Đầu Vàng

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao

Sunday. July 31st, 2011