Phát hiện nhanh và sớm bệnh đốm trắng trên tôm sú bằng kỹ thuật LAMP
Mục tiêu của nghiên cứu là thử nghiệm các điều kiện thích hợp cho kỹ thuật LAMP trong điều kiện thực tế tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường để phát hiện nhanh virut gây bệnh đốm trắng trên tôm sú.
Sau quá trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra điều kiện tối ưu cho phản ứng LAMP nhằm phát hiện virus WSSV trên tôm (nồng độ Mg2+: 8 mM, nồng độ betaine: 1 M, nồng độ mồi là 0,2 pM cho F3/B3 và 2,6 pM cho FIP/BIP), chu trình nhiệt của phản ứng (ủ ở 95oC trong 5 phút, làm lạnh trên đá trong 2 phút, bổ sung thêm 1 µl Bsm DNA polymerase, ủ ở 63oC trong 60 phút và 80oC trong 10 phút). Khi tiến hành với quy trình trên, độ nhạy của kỹ thuật LAMP (là 5x101 bản sao/µl) cao hơn gấp 10 lần độ nhạy của phản ứng PCR lồng (là 5x102 bản sao/µl). Như vậy, kỹ thuật LAMP tiến hành đơn giản hơn, nhanh, nhạy hơn PCR lồng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng kỹ thuật LAMP để phát hiện các virus WSSV ở giai đoạn nhiễm sớm trên tôm nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao.
Kết quả phản ứng LAMP phát hiện WSSV
Sản phẩm phản ứng (10 µl) được điện di trên gel agarose 2%.
Giếng M: Thang DNA chuẩn 1 kb. Giếng -: Đối chứng âm.
Giếng 1-4: Các mẫu tôm bị nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu là tiền đề trong ứng dụng kỹ thuật LAMP để chẩn đoán sớm và nhanh các bệnh khác do virus gây ra trên động vật thủy sản (bệnh hoại tử - IHHNV (Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus ), bệnh còi trên tôm - MBV (Monodon Baculovirus), bệnh đầu vàng - YHV (Yellow Head Virus Disease).
Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học: Phát hiện nhanh và sớm bệnh đốm trắng trên tôm sú bằng kỹ thuật LAMP.
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú
Tôm sú chậm lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tôm giống nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus)
Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú được cải thiện khi nhiễm V.harveyi và Saprolegnia sp. nhờ chiết xuất lá bần.