Kinh Nghiệm Nuôi Cá Trắm Cỏ

Bước 1: Chuẩn bị ao: - Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào Bước 2: Chọn cá: - Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì. - Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2 Bước 3: Chăm sóc: - Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn. - Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao Bước 4: Thu hoạch: - Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg = 6.720.000 đồng - Tổng thu: 6.720.000 đồng Tổng chi phí: Stt Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng ) Thành tiền 1 Cá Trắm Con 2.000 500 1.000.000 2 Phân đạm Kg 120 2.500 300.000 3 Phân lân Kg 180 1.000 180.000 4 Vôi Kg 500 500 250.000 5 Tổng chi 1.630.000 Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình Hoạch toán Thu - chi: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng
Có thể bạn quan tâm

Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là loài cá đặc hữu của Việt Nam và Trung Quốc; được người tiêu dùng ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao

Đánh giá ảnh hưởng của lá cây màng tang lên khả năng kháng bệnh do vi khuẩn (Aeromonas hydrophyla) của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)

Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae).

Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là loài cá nước ngọt đặc sản được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Cá trắm cỏ là loài cá dễ nuôi

Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.