Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trắm cỏ

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Trắm Đen

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Trắm Đen
Ngày đăng: 28/08/2013

Trung tâm giống thủy đặc sản Nam Định đã xây dựng và thử nghiệm quy trình sinh sản nhân tạo cá trắm đen các bước như sau:

Chuẩn bị cá bố mẹ và chuẩn bị ao nuôi vỗ:

Cá bố mẹ từ 3-4 tuổi, trọng lượng từ 4-6kg/con tỷ lệ đực/cái 1,5-2/1 mật độ 4 con cá/100m2 . Diện tích ao nuôi từ 2500 m2.

Ao được tát cạn, vét bớt bùn, tẩy dọn, bón vôi 7-10kg/1002, bón lót phân chuồng 15-20kg /1002, lọc nước vào, độ sâu từ 1,2-1,5m

2. Quá trình nuôi vỗ

Nuôi vỗ cá bố mẹ phát dục từ tháng 11 - 12: Chế độ cho ăn: cho cá ăn 5% trọng lượng thân/ngày, nguồn thức ăn là dắt biển, ốc bươu vàng… cho ăn bổ sung thêm 1% cám công nghiệp loại 7592-NA của hãng cagill có độ đạm 28%. Chế độ thay nước: hàng tháng thay nước 2 lần 40-50cm nước.

Nuôi vỗ tích cực: Thời gian từ tháng 1-3, thức ăn cho cá 20% trọng lượng thân/ ngày, nguồn thức ăn là dắt biển, ốc bươu vàng… cho ăn bổ sung thêm 1% cám công nghiệp loại 7592-NA của hãng cagill có độ đạm 28%. Khi nhiệt độ dưới 150 ngừng cho ăn. Chế độ thay nước: hàng tháng thay nước 3 lần 40-50cm nước.

Nuôi vỗ thành thục: Thời gian từ tháng 4-6, lượng thức ăn băng ½ nuôi vỗ tích cực, một tuần thay kích nước 1 lần 30% lượng nước ao. Thời gian này kiểm tra cá nếu được tiến hành cho đẻ.

3. Chọn cá và áp dụng các biện pháp sinh sản nhân tạo:

Chọn cá cái có bụng phình mỏng, da hậu môn màu hồng, trứng cá màu vàng xanh, nhân trứng hơi lệch. Chọn cá đực có tinh dịch đặc trắng. Tỷ lệ đực /cái = 1,5 - 2/1. Tiêm cá cái: Lần 1 từ 5 - 10 mg LRH - A + 2 - 3 não cá/1kg cá. Lần 2 từ 40 -50mg LRH - A + 5-8 não cá/kg cá. Tiêm lần 1 cách lần 2 từ 4 - 5h .Tiêm cá đực 1 lần vào lúc tiêm lần 2 cá cái, liều lượng thuốc tiêm bằng 1/3 cá cái. Lưu tốc nước chảy 0,3 m/s. Nhiệt độ nước 22 – 280 C, pH của nước 7 - 8. Sau thời gian hiệu ứng khoảng 10-12h tiến hành kiểm tra vuốt cá cái thấy chảy trứng thì bắt cá vuốt lấy trứng cho vào chậu sạch đồng thời vuốt tinh ngay vào chậu đựng trứng.

Vuốt trứng cá cái

Vuốt tinh dịch tiến hành cho trúng thụ tinh

Ấp trứng đã thụ tinh trong bình veis

Bước 4: Ấp trứng cá và xử lý cá bột: Mật độ ấp trứng 2 trứng /cm3 . Lưu tốc nước chảy: 0,2 - 0,3 m/s. Lưu lượng 15 – 20 m3/h. Ô xy hoà tan 6 –7 mg / lít. Nhiệt độ nước 22 – 280C, pH của nước 6 - 8. Ấp sau 1 ngày nở ra cá bột và sau 4 – 5 ngày (tuỳ theo nhiệt độ). Cá có bóng hơi và đen lưng đạt tiêu chuẩn cá bột.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ƯƠNG CÁ BỘT LÊN HƯƠNG
1. Chuẩn bị ao ương nuôi cá

Ao phải đảm bảo các yêu cầu: Bờ ao không bị rò rỉ, ngập bờ khi mưa lớn, thuận lợi tưới tiêu nước và giao thông thuận tiện. Ao được dọn sạch cỏ rác, san phẳng đáy, vét bùn đáy chỉ để lại lớp bùn 15 - 20cm. Dùng vôi bột vãi đều đáy ao và mái bờ để diệt tạp và cải tạo đáy ao, số lượng vôi 10 - 15kg/100m2 . Bón lót phân chuồng đáy ao 20 – 30kg/100m 2. Phơi đáy ao 1 – 2 ngày để diệt sinh vật hại cá và cải tạo môi trường đáy ao.

Khi tháo nước vào ao phải dùng vải lọc có quy cỡ như sau 40 – 50 lỗ /1cm2, nước không có độc tố, nước đưa vào ao hôm nay ngày mai thả cá ngay (không đưa nước vào ao sớm trước nhiều ngày rồi mới thả cá) đưa nước vào ao từ từ: 0,8 m-1m-1,2m-1, 5. Kiểm tra độ pH, nồng độ ô xy hoà tan, nhiệt độ của nước lúc thả đạt tiêu chuẩn là thả được cá vào để nuôi

2. Thả cá vào ao

Chọn lúc trời mát, nhiệt độ nước từ 250 - 280C, thả cá xuống nước từ từ để cá quen dần với môi trường ao rồi mới đưa hết ra ao khỏi dụng cụ đựng cá, tránh cá bị sốc và nhiễm bệnh. Tránh thả ngày trời mưa cá sẽ bị sốc môi trường tỷ lệ đậu sẽ thấp. Mật độ nuôi cá bột 100 - 150con/m2 ao.

3. Chăm sóc quản lý

Tuần thứ nhất dùng cám kgill 7414 có độ đạm 40% ngâm nước cho mềm, dùng máy xay sinh tố nghiền nhỏ, hòa nước té đều khắp ao, số lượng cho ăn 1kg/10 vạn cá/ngày chia làm 3 bữa.

Từ tuần thứ hai trở đi cho ăn 5 – 8kg/10 vạn cá/ngày, số thức ăn tăng dần theo độ lớn của cá. Bón phân tinh gà ủ kỹ lượng phân bón mỗi tuần một lần từ 10 - 15kg/100m2 té đều khắp ao. Tiếp nước 3 - 4 lần /tháng, mỗi lần tăng thêm 30 - 40 cm nước trong ao (theo hình thức tháo nước đi, tiếp nước vào) để tạo điều kiện sinh thái tốt cho cá sinh trưởng và cải tạo được thành phần thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng ô xy hoà tan phải đảm bảo từ 4mg /lít trở lên, pH từ 6,5 - 8.

Sau 22 ngày ương cá đạt 2000-3000 con/kg xuất bán cá hương. Luyện cá ở ao cá hương trước khi đánh cá bằng cách khuấy đục nước ao hoặc dùng lưới kéo dồn cá lại trước khi xuất bán.


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi lồng bè tại tỉnh Quảng Nam (cá trắm cỏ) Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi lồng bè tại tỉnh Quảng Nam (cá trắm cỏ)

Muốn nuôi cá trắm cỏ thành công, bà con cần phải nắm vững đặc điểm sinh học, nhu cầu sống của cá để đáp ứng theo yêu cầu.

05/03/2018
Bệnh do virus trên cá lồng Bệnh do virus trên cá lồng

Virus là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm trên cá lồng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị.

23/03/2018
Công dụng của bã rượu nho với cá trắm cỏ Công dụng của bã rượu nho với cá trắm cỏ

Phụ phẩm rượu vang - bã rượu nho được chứng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cá trắm cỏ trước dịch bệnh vi khuẩn khi được sử dụng như phụ gia thức ăn.

13/05/2019
Góc chuyên gia - Phòng bệnh cho cá trắm đen Góc chuyên gia - Phòng bệnh cho cá trắm đen

Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là loài cá đặc hữu của Việt Nam và Trung Quốc; được người tiêu dùng ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao

25/10/2019
Đánh giá ảnh hưởng của lá cây màng tang lên khả năng kháng bệnh do vi khuẩn Đánh giá ảnh hưởng của lá cây màng tang lên khả năng kháng bệnh do vi khuẩn

Đánh giá ảnh hưởng của lá cây màng tang lên khả năng kháng bệnh do vi khuẩn (Aeromonas hydrophyla) của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)

29/10/2019