Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift
Ngày đăng: 05/01/2012

Nuôi bán thâm canh trong ao: Mật độ thả 2 – 3 con/m2; cỡ giống thả từ 15 – 20g/con.

Thức ăn: Bón phân gây màu sắc để tạo thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng đạm từ 18 – 20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

Bón phân: Dùng phân chuồng ủ kỹ (2 – 3% CaO), bón 25 – 30kg/100m2 ao/tuần. Phân vô cơ tỷ lệ đạm, lân 4/1 bón với lượng 0,2kg/100m2, tuần bón 2 lần, phải hòa tan trong nước và té đều trên mặt ao vào lúc trời mát. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân xanh.

Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, tỷ lệ sống từ 85 – 90%. Năng suất đạt từ 8 – 10 tấn/ha.

Nuôi thâm canh:

Diện tích ao: Diện tích thích hợp là 2.000 – 3.000m2, độ sâu 1,5 – 2m, pH từ 6,5 – 7,5. Ao phải có nguồn cung cấp nước sạch chủ động và được cải tạo kỹ trước khi nuôi. Mật độ nuôi: 6 – 8 con/m2, cỡ giống 30 – 50g/con.

Thức ăn: Dùng thức ăn chế biến Proconco, Higro, AF, Cargill… hay thức ăn tự phối chế, có hàm lượng đạm từ 18 – 35%, thức ăn cho ăn nổi trên mặt nước khoảng 2 giờ.

Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn.

Cần sục khí cho cá từ tháng nuôi thứ 2, mỗi ngày 6- 8 giờ (sục từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).

Thay nước khi ao quá bẩn, mỗi lần thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao. Tháng thứ nhất không thay nước, tháng thứ 2 thay một lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tuần thay nước một lần.

Thu hoạch: Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt 400 – 600g/con là có thể thu hoạch, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp. Đối với cá làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, nên đưa cá lên nuôi ở bể nước chảy 2 – 4 ngày nhằm loại bỏ mùi hôi để nâng cao chất lượng cá.


Có thể bạn quan tâm

Làm Sao Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi? Làm Sao Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi?

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn.

14/12/2011
Những Điều Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Những Điều Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới người dân nuôi trồng thủy sản dùng thức ăn công nghiệp để nuôi cá rô phi. Cũng có rất nhiều hãng thức ăn đã SX những món ăn công nghiệp riêng cho loại cá này, Trung tâm KN Hà Nội đã nuôi thử nghiệm cá rô phi trong 40 ngày ở 2 mật độ 2,5 và 4 con/m2, diện tích các ao từ 956 – 962m2, bằng hai loại thức ăn công nghiệp.

15/12/2011
Công Nghệ Chọn Giống Cá Rô Phi Dòng Gift Công Nghệ Chọn Giống Cá Rô Phi Dòng Gift

Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, không dị hình, không sây sát, cá đực và cá cái có kích thước tương đương nhau để hạn chế cá đực tấn công cá cái trong quá trình ghép gia đình.

14/12/2011
Bệnh Của Cá Rô Phi Và Biện Pháp Phòng Trị Bệnh Của Cá Rô Phi Và Biện Pháp Phòng Trị

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.

14/12/2011
Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Ở Miền Bắc Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Ở Miền Bắc

Để có cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật, nhất là các tỉnh phía Bắc. Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô phi giúp bà con nông dân, ngư dân tham khảo.

05/01/2012