Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Phi Dòng Gift

Nuôi bán thâm canh trong ao: Mật độ thả 2 – 3 con/m2; cỡ giống thả từ 15 – 20g/con.
Thức ăn: Bón phân gây màu sắc để tạo thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng đạm từ 18 – 20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: Cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2 – 3 lần, lượng cho ăn bằng 2 – 3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.
Bón phân: Dùng phân chuồng ủ kỹ (2 – 3% CaO), bón 25 – 30kg/100m2 ao/tuần. Phân vô cơ tỷ lệ đạm, lân 4/1 bón với lượng 0,2kg/100m2, tuần bón 2 lần, phải hòa tan trong nước và té đều trên mặt ao vào lúc trời mát. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân xanh.
Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, tỷ lệ sống từ 85 – 90%. Năng suất đạt từ 8 – 10 tấn/ha.
Nuôi thâm canh:
Diện tích ao: Diện tích thích hợp là 2.000 – 3.000m2, độ sâu 1,5 – 2m, pH từ 6,5 – 7,5. Ao phải có nguồn cung cấp nước sạch chủ động và được cải tạo kỹ trước khi nuôi. Mật độ nuôi: 6 – 8 con/m2, cỡ giống 30 – 50g/con.
Thức ăn: Dùng thức ăn chế biến Proconco, Higro, AF, Cargill… hay thức ăn tự phối chế, có hàm lượng đạm từ 18 – 35%, thức ăn cho ăn nổi trên mặt nước khoảng 2 giờ.
Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn.
Cần sục khí cho cá từ tháng nuôi thứ 2, mỗi ngày 6- 8 giờ (sục từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).
Thay nước khi ao quá bẩn, mỗi lần thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao. Tháng thứ nhất không thay nước, tháng thứ 2 thay một lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tuần thay nước một lần.
Thu hoạch: Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt 400 – 600g/con là có thể thu hoạch, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp. Đối với cá làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, nên đưa cá lên nuôi ở bể nước chảy 2 – 4 ngày nhằm loại bỏ mùi hôi để nâng cao chất lượng cá.
Related news

Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.

Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh

Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển ở nước có độ mặn tới 25 - 32 phần nghìn, song độ mặn thích hợp nhất cho cá rô phi phát triển là 5 - 10 phần nghìn. Do vậy việc nuôi cá rô phi nước lợ, nhất là nuôi gối vụ (1 vụ tôm sú + 1 vụ cá rô phi) đang phát triển mạnh.