Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông

Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông
Ngày đăng: 31/07/2013

Cá rô phi thuộc loại kém chịu lạnh, thường chết nhiều khi nhiệt độ ao nuôi dưới 120C. Ở các tỉnh miền bắc nước ta, vào những tháng mùa đông, nhiệt độ có thể xuống thấp tới 140C, tháng rét nhất có khi 10 -110C và kéo dài nhiều ngày. Các tỉnh miền núi phía bắc, nhiệt độ nhiều nơi còn xuống dưới 100C. Ở nhiệt độ này, cá bị chết, thậm chí chết hết cả ao nếu không phòng chống rét kịp thời cho cá.

Để cá bố mẹ cho đẻ sớm vào vụ xuân (từ tháng 3), chủ động được nguồn cá giống, đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm, nhất thiết phải thực hiện các biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ qua đông. Theo kinh nghiệm đã được tổng kết trong nhiều năm gần đây, biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ qua đông như sau:

1. Điều kiện ao nuôi vỗ

Ao nuôi phải ở nơi khuất gió bắc, tốt nhất tránh được hướng chính gió mùa đông bắc thổi dọc ao và được chiếu sáng nhiều giờ trong ngày. Mực nước trong ao ổn định từ 2-2,5 m. Diện tích ao nuôi vỗ tuỳ thuộc vào số lượng cá bố mẹ lưu giữ qua đông mà quyết định, trên cơ sở tham khảo những tham số sau: 1 cá cái cỡ 200-300 g đẻ được 1000-2000 trứng và có thể nở được 300-500 cá con, mật độ nuôi 3-5 con/m2, nhưng diện tích ao nuôi vỗ không nhỏ hơn 100 m2 và lớn hơn 250 m2.

Trước khi thả cá vào ao nuôi cần cải tạo kỹ ao. Nếu là ao cũ phải tháo cạn nước và vét bùn, để lại trong ao càng ít bùn càng tốt. Dùng vôi rải đều đáy với số lượng 7-10kg/100 m2. Tiến hành vào ngày nắng sau đó dẫn nước vào ngập đáy ao 10-20 cm và ngâm 2 ngày. Dùng trâu bừa đều đáy ao để vôi tan hết. Nước dẫn vào ao phải được lọc rác, sinh vật và nhất là không bị ô nhiễm. Nếu dùng nước ấm của nhà máy phải bảo đảm không có các hoá chất độc hại và ô nhiễm đến môi trường nuôi cá.

2. Chất lượng cá đưa vào nuôi vỗ

Chọn cá khoẻ mạnh, không bị xây sát, mất vẩy cụt vây, có khối lượng 200-300g. Tỷ lệ cá đực, cá cái là 1/1 - 1/2. Cá đực có mép các vòng đuôi, vây lưng, vây bụng có màu sắc sặc sỡ từ hồng đến xanh đen, có 2 lỗ huyệt, lỗ phía trước là hậu môn, lỗ phía sau là huyệt niệu sinh dục. Cá cái có 3 lỗ: lỗ phía trước là hậu môn, ở giữa là lỗ sinh dục, phía sau là lỗ niệu.

Nếu ao nuôi vỗ đồng thời là ao cho đẻ, có thể thả chung cả cá đực và cá cái. Trường hợp ao cho cá đẻ riêng hoặc đẻ trong giai, phải nuôi riêng cá đực, cá cái.

Trước khi thả cá, phải khử trùng ao nuôi bằng nước muối hoặc dung dịch sun phát đồng (CuSO4). Cách dùng như sau: hoà tan 20-30 g muối ăn trong 1 lít nước sạch, tắm cho cá 15-20 phút, hoặc 5-7g sun phát đồng/m3 nước, tắm cho cá 15 - 20 phút. Để dễ quản lý chăm sóc cá và tránh được cá chúi xuống bùn khi trời lạnh, có thể nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt ngập sâu dưới nước (vì mùa đông nước ở tầng đáy ấm hơn nước tầng mặt).

3. Quản lý, chăm sóc

- Cho cá ăn: Tuyệt đối không dùng phân chuồng và phân vô cơ để nuôi vỗ cá qua đông. Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến công nghiệp hoặc thức ăn hỗn hợp tự pha chế có hàm lượng đạm tổng số 20-30%. Nếu là thức ăn hỗn hợp tự pha chế theo công thức sau:

50% bột đậu tương + 10% bột ngô + 40% cám gạo hoặc 35% bột đậu tương + 15% bột cá nhạt + 10% bột ngô + 10% cám gạo. Lượng cho ăn hàng ngày bằng 0,4% trọng lượng cá nuôi.

Những ngày nhiệt độ thấp 12-140C, cho cá ăn ít, bằng 1/3-1/2 khối lượng thức ăn, những ngày nắng ấm cho cá ăn tích cực, theo nhu cầu của cá.

Những ngày nhiệt độ thấp có thể chống lạnh cho cá bằng cách:

- Thả xuống ao các rọ đan bằng tre nứa và các ống bương đường kính 15-25 cm để cá trú ẩn.

- Làm giàn che trên mặt ao để tránh sương muối, tuyết. Nếu có điều kiện, nên đốt lửa xung quanh bờ ao.

Những ngày nắng ấm phải tháo gỡ giàn che, để ao có ánh nắng, vớt các rọ, các ống lên cọ rửa phơi khô để dùng lại những đợt rét tiếp theo.

4. Phòng trị bệnh cho cá

Khi nhiệt độ xuống thấp, cá sẽ chúi xuống bùn, nếu cá yếu sẽ bị nấm thủy mi tấn công hút chất dinh dưỡng làm cá bị chết. Phòng bệnh này bằng cách cải tạo ao thật kỹ trước khi nuôi và cho cá ăn tích cực vào những ngày nắng ấm để tăng sức đề kháng cho cá.

Cá rô phi vằn nuôi ở miền Nam do thời tiết ấm áp quanh năm nên chúng có thể đẻ 10-12 lần/năm, còn ở các tỉnh miền Bắc cá chỉ đẻ 5-7 lần/năm. Vào mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cá ngừng đẻ và bắt đầu đẻ vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4. Do đó, cần nuôi vỗ lưu giữ cá qua đông đến cuối tháng 2, khi thời tiết bắt đầu ấm áp sẽ kiểm tra cá và chuẩn bị kế hoạch cho cá đẻ vụ xuân kịp thời có giống sớm để thả nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ngăn Ngừa Việc Bán Cá Rô Phi Đơn Tính Giả Ngăn Ngừa Việc Bán Cá Rô Phi Đơn Tính Giả

Từ xưa nghề nuôi cá thường gặp một số người bán cá con, đong đếm gian lận. Ngày nay khi chuyển sang kinh tế thị trường, việc sản xuất mua bán hàng giả đã và đang xuất hiện ở nhiều vùng.

12/01/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Quy Trình GAP Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Quy Trình GAP

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương đã triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại 4 điểm: xã Tái Sơn, Quang Phục - huyện Tứ Kỳ, xã An Đức - huyện Ninh Giang, xã Phú Điền - huyện Nam Sách. Quy mô của mô hình: 2,0 ha và 6 hộ tham gia, mật độ nuôi 2 con/m2.

08/04/2012
Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Đạt 20-25 Tấn/ha Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Đạt 20-25 Tấn/ha

Ao nuôi có diện tích 3.000-10.000m2. Độ sâu 1,5-2,5m nước. Đáy ao ít bùn, pH đất 6,5-8,5, có nguồn cấp và thoát nước tốt, có bờ vững chắc, có cống cấp và thoát nước.

15/12/2011
Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi

Đặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Cũng giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axit amin thiết yếu, chúng tiêu hóa cácbon hyđrát tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrát và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 – 22%.

09/01/2012
Nuôi Cá Rô Phi Sử Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Cá Rô Phi Sử Dụng Công Nghệ Biofloc

Các hệ thống Biofloc tạo điều kiện cho việc sản xuất cá rô phi chuyên sâu hơn. Loài cá rô phi này thích nghi với các điều kiện trong các hệ thống biofloc và phát triển tốt bằng cách sử dụng biofloc như một nguồn thức ăn. Việc tái chế thức ăn và giảm thiểu trao đổi nước là những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế sản xuất cá rô phi. Sự hiểu biết hệ thống biofloc, giám sát và phản ứng nhanh với những diễn biến tiêu cực cũng thực sự cần thiết cho việc nuôi trồng thành công

08/03/2013