Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Làm Đường Nông Thôn Ở Các Nước

Kinh Nghiệm Làm Đường Nông Thôn Ở Các Nước
Ngày đăng: 20/06/2013

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.

Tại Malaysia, việc xây dựng và nâng cao đường sá nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của những khu vực nông thôn và bổ sung những nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. Các phương tiện cơ sở hạ tầng sẽ được mở rộng đến các trung tâm tăng trưởng mới và những vùng kém phát triển hơn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, phù hợp với mục tiêu cân đối tổng thể sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong khi khu vực Nhà nước sẽ tiếp tục huy động các nguồn ngân sách để đáp ứng những nhu cầu này, thì sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Để thực hiện phương châm này, Chính phủ cần giải quyết những vấn đề mà khu vực tư nhân gặp phải như: Khuyến khích đầu tư, định giá, thu hồi phí…

Đối với Thái Lan, đường giao thông nông thôn được đưa vào kế hoạch xây dựng với mục đích phát triển các khu vực có tiềm năng chưa được khai thác và phục vụ nhu cầu quốc phòng. Mục đích chung của việc phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn là: Bảo đảm khoảng cách từ các làng xóm đến bất cứ tuyến đường ô tô nào cũng không được lớn hơn 5km; Hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn kết hợp với biên giới hành chính của các tỉnh, huyện, xã; Bảo đảm đầu tư các tuyến đường phục vụ cho quyền lợi của dân làng.

Hàn Quốc lựa chọn giải pháp để kích cầu tiêu thụ bớt xi măng sản xuất ứ đọng, Chính phủ phân phối xi măng hỗ trợ các làng làm chương trình. 1.600 làng được chọn tiến hành dự án bước đầu Chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao phân phối qua các kênh hành chính địa phương, từ trung ương - tỉnh - tới làng không phân biệt quy mô và vị trí của làng, không phân biệt làng giàu làng nghèo. Trợ giúp khiêm tốn này được coi như chất xúc tác thúc đẩy phát triển đi lên.


Có thể bạn quan tâm

An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

05/06/2015
Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.

05/06/2015
Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

05/06/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi thỏ New Zealand Hiệu quả từ mô hình nuôi thỏ New Zealand

Thu nhập 6 triệu đồng/lần xuất chuồng bán là lợi nhuận có được từ mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Hồ Hoàng Tân, khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ (ảnh).

05/06/2015
Gấu nuôi vỡ mật Gấu nuôi vỡ mật

Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…

05/06/2015