Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật
Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng của mình, anh Khiết tâm sự: Năm 1998 thấy xã hội có nhu cầu cây cảnh, tôi mới bắt đầu làm. Thời gian đầu mới làm, anh cũng nghĩ chỉ làm thử, chơi dăm ba cây sanh, cây đề. Nhưng cứ trồng được cây nào, khách đến chơi lại mua luôn. “Thấy làm chơi mà ăn thật, tôi say cây cảnh luôn từ đó. Có thêm ít tiền vừa bán cây, tôi đi vay thêm vốn ngân hàng hơn 30 triệu đồng về đầu tư làm lớn luôn” - anh Khiết nhớ lại.
Làm tới đâu, anh Khiết thắng lợi tới đó. Từ hộ thuộc diện nghèo trong xã, chỉ sau mấy năm làm cây cảnh, thu nhập của gia đình anh đã đứng đầu trong xã.
Hàng năm, anh đều mang cây cảnh đi triển lãm và dự các cuộc thi cây lớn do Hội Sinh vật cảnh của tỉnh tổ chức và đã nhiều lần anh nhận được bằng khen, huy chương do hội trao tặng. Với thành tích này, năm 2012, anh Khiết đã được Hội Sinh vật cảnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Theo đó, thương hiệu cây cảnh của anh ngày càng lan xa.
Dù 2 năm trở lại đây, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường cây cảnh chững lại, người làm cây thu nhập cũng giảm, nhưng mỗi năm cây cảnh vẫn mang về cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
Anh Khiết chia sẻ: “Trong thời điểm này, muốn làm giàu không khó, quan trọng là phải có đầu óc và biết chọn hướng đi đúng...”
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.
Hội nghị ngành hàng cà phê tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM đã “nóng” hừng hực khi vô số những khó khăn, bất cập đang gây bất ổn nghiêm trọng ngành hàng này được các DN nêu ra.
Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.
Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.