Kim ngạch xuất khẩu tôm 2015 có thể giảm mạnh ở hàng loạt thị trường trọng điểm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, với các yếu tố về nguồn cung và thuế chống bán phá giá thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này.
Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.
Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá.
Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5-2 USD/kg.
Mỹ là thị trường đứng đầu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng lại sụt giảm mạnh nhất. Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2% do đồng yen và đồng euro giảm giá mạnh so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào hoặc tìm cách hạ giá nhập.
Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm với hai con số, lần lượt 26,1% và 19,3%. Do đó, tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1%. Trong đó, tôm chân trắng đạt 824,2 triệu USD, giảm 29,2%; tôm sú đạt 460,2 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, đối với vùng thấp thì đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấy; đối với vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả thì chuyển sang đào ao nuôi trồng thuỷ hải sản; còn vùng đồi núi thấp thì trồng cây ăn quả.

Nhiều năm trước, Trấn Dương là xã nghèo của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vì hầu hết diện tích canh tác đều cấy lúa, năng suất thấp. Từ khi đưa cây ớt về "ngự trị", nhiều hộ nông dân ở đây đã phất lên nhanh.

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Mặc dù Đà Lạt đã vào vụ thu hoạch khoai tây nhưng một số cơ sở kinh doanh khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt vẫn ồ ạt nhập khoai tây Trung Quốc rồi “tái xuất” ra thị trường (chủ yếu là TPHCM).

Từ đầu năm đến nay, các trại nuôi tôm giống trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) xuất bán được 1.583 triệu con tôm post. Trong đó tôm sú giống 728 triệu con; tôm thẻ giống 855 triệu con.