Kim ngạch xuất khẩu tôm 2015 có thể giảm mạnh ở hàng loạt thị trường trọng điểm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, với các yếu tố về nguồn cung và thuế chống bán phá giá thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này.
Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.
Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá.
Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5-2 USD/kg.
Mỹ là thị trường đứng đầu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng lại sụt giảm mạnh nhất. Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2% do đồng yen và đồng euro giảm giá mạnh so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào hoặc tìm cách hạ giá nhập.
Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm với hai con số, lần lượt 26,1% và 19,3%. Do đó, tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1%. Trong đó, tôm chân trắng đạt 824,2 triệu USD, giảm 29,2%; tôm sú đạt 460,2 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Related news

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.

Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.