Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD
Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.
Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ NN&PTNT nhận định: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 31,19%, 16,3% và 11,09% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu điều phục vụ chế biến trong nước mới chỉ đáp ứng được 40 – 50% công suất chế biến (do diện tích trồng điều bị thu hẹp vì thiếu sức cạnh tranh so với các cây công nghiệp khác), Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất điều bền vững cũng như ưu tiên kinh phí nghiên cứu giống và kỹ thuật canh tác điều thông qua dự án giống điều, dự án khuyến nông điều.
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng đang tập trung hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020 cùng với đề án trồng thay thế giống điều chất lượng tốt giai đoạn 2014 – 2020 và xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ thâm canh điều, nhất là các chính sách về tín dung…
Related news
Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.
Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Chuyển động sau khi TPP được công bố, VN phải thay đổi từ khâu chọn giống, sản xuất cho đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo..