Giải quyết triệt để môi trường chăn nuôi

Theo đó, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đến đúng lúc đã giúp xã Long An (huyện Châu Thành, Tiền Giang) hoàn thành tiêu chí NTM.
Ông Nguyễn Quốc Việt, ấp Long Bình, xã Long An nuôi heo đã 4 năm cho biết, trước đây áp dụng túi biogas bằng nilon để xử lý chất thải trong chăn nuôi nhưng vẫn bị rò rỉ mùi hôi, làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân dư.
Từ tháng 5/2015 đến nay được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình bù thêm 20 triệu đồng xây dựng công trình khí sinh học 20 m3.
Từ ngày đưa vào sử dụng đã giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường không khí và nước thải.
Gas từ công trình khí sinh học gia đình đã sử dụng cho nấu ăn, nấu rượu và cho 2 hộ ở lân cận cùng dùng.
Nếu như trước đây 1 ngày phải tốn 10.000 đồng tiền mua than đá nấu rượu, 2.000 đồng tiền mua khí đốt để nấu ăn thì nay chỉ còn tốn 3.000 đồng/ngày mua than đá tăng cường trong lúc nấu rượu khi cần tăng nhiệt độ.
Bây giờ ở ấp Long Bình này, nhà nào chăn nuôi heo cũng xây dựng công trình khí sinh học thì mới đảm bảo môi trường đúng theo tiêu chí NTM.
Ông Đoàn Văn Phúc, Trưởng ấp Long Bình cho biết, ấp có 20 hộ chăn nuôi heo đều xây dựng công trình khí sinh học.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình đã tác động rất lớn đến an sinh xã hội.
Dự án đã cho người chăn nuôi hưởng lợi lớn trong việc SX nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên, theo ông Phúc khoản vay của ngân hàng NN-PTNT giải ngân 80% giá trị công trình thì bà con ngại là phải giao tạm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu được giải ngân theo kiểu tín chấp thì dự án sẽ càng phát huy hiệu quả.
Các hộ chăn nuôi rất cảm ơn dự án đã kịp thời hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng công trình.
Ông Nguyễn Văn Lập, Chủ tịch UBND xã Long An cho biết, toàn xã có 179 hộ chăn nuôi gia súc quy mô nhỏ và vừa.
Hầu hết đều xây dựng công trình khí sinh học.
Trong số này có 66 hộ được dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon tài trợ 3 triệu đồng.
Phần vốn còn lại một số bà con tự lo, trường hợp khó khăn thì được ngân hàng chính sách hỗ trợ.
Công trình khí sinh học đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Khí gas cung cấp năng lượng để đun nấu, phát điện.
Bã, nước thải của khí sinh học làm phân hữu cơ vi sinh cung cấp cho cây trồng, giúp giảm sử dụng phân bón vô cơ, từ đó giảm lượng nitrat trong đất.
Hoặc sử dụng bã, thải làm thức ăn cho cá, nuôi trùn.
Đặc biệt, dự án đã làm giảm gánh nặng việc nhà cho phụ nữ...
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.