Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo ông Huy, nếu áp dụng quy định 10% vùng nguyên liệu sẽ có những bất cập. Có thể xảy ra 3 kịch bản: một là, nếu DN nuôi tôm trúng vụ, họ có thể mở rộng sản xuất thì người nông dân sẽ bị loại khỏi cuộc chơi; hai là, nếu DN không nuôi được, không đạt tiêu chí trên thì ngành tôm sẽ thui chột; và ba là, DN không nuôi được, nhưng để được tiếp tục sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện, có thể sẽ xuất hiện tình trạng tiêu cực trong hồ sơ. Vì vậy, để quản lý nuôi tôm như một nghề có điều kiện thì không nên áp dụng tiêu chí 10% mà chi nên bắt buộc liên kết với người nuôi.
Ngoài ra, đề cập đến tình trạng dịch bệnh trong nuôi tôm hiện nay khiến nhiều người nuôi và DN thua lỗ, phá sản, ông Huy đề nghị Chính phủ có chủ trường cho hộ dân nuôi tôm khó khăn được vay vốn thêm 30 - 60% để phục hội sản xuất và trả nợ.
Mặc dù Chính phủ có chủ trương cho giãn nợ cho người nuôi thủy sản theo công văn 1149/TTg về chính sách hỗ trợ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặcQuyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng với người nuôi tôm và cá tra, nhưng thực tế chưa áp dụng với người nuôi tôm.
Về quản lý thuốc thú y, ông Huy đề nghị tăng tần suất kiểm tra vùng nuôi và phải công bố, công khai kết quả kiểm tra và mã hóa vùng nuôi để đảm bảo tính minh bạch. Đồng thời cần phát huy tốt chương trình giám sát thú y, đẩy mạnh tới từng tỉnh sản xuất.
Về con giống, hiện nay tôm bố mẹ đang phụ thuộc vào nguồn NK và thường được NK từ Thái Lan và Trung Quốc – vốn là 2 đối thủ cạnh tranh lớn của tôm Việt Nam, do vậy rủi ro về chất lượng tôm giống rất cao. Vì vậy, đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư sản xuất tôm giống nội địa để đảm bảo ổn định và dễ quản lý chất lượng.
Cuối cùng, ông Huy đề nghị Bộ NN hỗ trợ mô hinh nuôi tôm chân trắng sử dụng nước biển để cải thiện môi trường, như một số tỉnh miền Trung đang áp dung.
Related news

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.

Ngày 3/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số bất cập trong Nghị định 36 về nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra vừa ban hành; đồng thời lùi thời gian bắt đầu thực hiện đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 năm nay.

Theo UBND huyện Krông Nô, hàng năm, địa phương có trên 2.700 ha lúa nước vụ hè thu, 1.795 ha lúa nước vụ đông xuân và hơn 1.900 ha ngô. Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã đưa lại những hiệu quả kinh tế lớn.

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.