Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Hiện nay, diện tích lúa thuộc khu 4, thị trấn Thanh Thủy đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh, chuyển sang giai đoạn làm đòng và trổ bông- giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới năng suất và sản lượng vụ mùa. Tuy nhiên qua kiểm tra, trên các xứ đồng ở thị trấn Thanh Thủy xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ và sâu hai chấm đang gây hại với diện tích khoảng 15ha lúa. Bên cạnh đó chuột và châu chấu cũng đang gây hại mạnh.
Trước tình hình trên, đồng chí Hoàng Công Thủy yêu cầu lãnh đạo huyện Thanh Thủy, các phòng, ngành liên quan cần tiếp tục chỉ đạo sát sao việc kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu cuốn lá và các đối tượng sâu hại khác; hướng dẫn nông dân cách sử dụng và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng, đủ để phát huy tác dụng của thuốc, đảm bảo an toàn để lúa sinh trưởng, phát triển.
Đồng chí nhấn mạnh: Với điều kiện thời tiết tiếp tục mưa kéo dài không thể phun thuốc phòng trừ đồng loạt, người dân cần tranh thủ lúc trời tạnh trong ngày để phun thuốc và lựa chọn những loại thuốc lưu dẫn phối hợp tiếp xúc vị độc để tránh việc rửa trôi khi gặp trời mưa, góp phần giữ vững năng suất và sản lượng vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.