Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS
Bộ Nông nghiệp Thái Lan khởi động chiến dịch “Ngăn chặn Hội chứng tôm chết sớm (EMS)”.
Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.
Cơ quan quản lý ngành nông nghiệp tỉnh Chonburi đã tiến hành kiểm tra các trại nuôi tại Pattaya và Plutaluang trong chiến dịch mang tên “Ngăn chặn dịch bệnh EMS” trên toàn quốc.
Các trại nuôi tôm ở 10 tỉnh của Thái Lan đã được kiểm tra. Ngành nông nghiệp nước này đang áp dụng các tiêu chuẩn mới về điều kiện vệ sinh hệ thống khí và giếng nước và nguồn con giống không bị nhiễm EMS. Kết quả thanh tra vẫn chưa được công bố.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguyên nhân gây nên Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là do các vi khuẩn lây truyền qua đường miệng, tập trung ở đường ruột của tôm và sản sinh ra độc tố phá hủy các mô và gây rối loạn chức năng các cơ quan tiêu hóa như gan, tụy. Loại vi khuẩn này không ảnh hưởng đến con người.
Nhóm nghiên cứu cho biết mầm bệnh EMS/AHPNS là một chủng khác lạ của vi khuẩn khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus, do thực khuẩn thể truyền bệnh làm sản sinh một loại độc tố mạnh. Hiện tượng này cũng tương tự như dịch tả ở người, khi các thực khuẩn thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio cholerae sản sinh độc tố gây nên triệu chứng tiêu chảy đe dọa đến tính mạng ở người.
EMS được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009, sau đó lan sang Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, gây tổn thất lên đến hơn 1 tỷ USD (767,6 triệu euro) mỗi năm. Dịch bệnh EMS thường bùng phát trong vòng 30 ngày sau khi thả giống. Tỷ lệ tôm chết có thể vượt quá 70%.
Có thể bạn quan tâm
Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.
Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.
Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.
Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.
Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.