Kiểm soát chặt quảng cáo thức ăn chăn nuôi

Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền quy định xác nhận.
Đây là quy định mới được bổ sung tại Thông tư 29/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi, Thông tư 29 nêu rõ, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao phạm vi toàn quốc.
Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện: Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; phương tiện giao thông; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo…
Cũng theo Thông tư, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được công nhận.
Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam tại Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/9/2015.
Related news

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.