Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt
Tham dự có lãnh đạo Tổng Cty Cà phê Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk và đông đảo khách hàng, đối tác. Ngoài chức năng sản xuất cà phê, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SX lúa, thị trường, tiềm năng và khả năng đáp ứng, Cty Cà phê 721 đã quyết định lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiến lược “Gạo bảy hai mốt (721)” với khẩu hiệu hành động “tốt cho mọi nhà”.
Thương hiệu gạo của Cty đã được cấp chứng nhận đảm bảo môi trường; Chứng nhận nhãn hiệu “Gạo bảy hai mốt, tốt cho mọi nhà” của Cục Sở hữu Trí tuệ; Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm…
Để xây dựng thương hiệu “gạo bảy hai mốt”, Cty Cà phê 721 đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo có công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy sấy lúa có công suất 80 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư là 12 tỷ đồng. Nhà máy không chỉ giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu lúa 250ha/vụ (500ha/năm) của Cty mà còn góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm
Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.
Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.
Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.
Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.
Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.