Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu
Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).
Tham dự buổi tổng kết, ngoài các đơn vị tổ chức lớp nêu trên, còn có đại diện các ban ngành như: Phòng Kỹ thuật Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoà Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hoà Bình, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Hòa Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Bình, Hội Nông dân xã Vĩnh Mỹ A, các ban ngành ấp Vĩnh Thành và 29 nông dân tham gia lớp học.
Mô hình trình diễn tại lớp tập huấn có diện tích 01 ha, sử dụng 02 giống dưa hấu là Mặt trời đỏ (không hạt) của Công ty Sygenta và giống TN 522 (có hạt) của Công ty Trang Nông với tỉ lệ trồng 50:50 để tăng mức độ thụ phấn cho tỷ lệ đậu trái cao.
Nhìn chung, cả hai giống dưa đều phát triển tốt và có chiều dài dây trên 3,5 m, mật độ trung bình 1.700 dây/1.000 m2. Năng suất ước tính trên mỗi công đạt 1.700 trái, 4.250 kg/công (gồm 850 trái dưa Mặt trời đỏ, bình quân 3,0 kg/trái; và 850 trái dưa TN 522, bình quân 2,5 kg/trái).
Với giá bán 4.500 đồng/kg, lợi nhuận thu được là gần 10 triệu đồng/công (1.000 m2), tức gần 50 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận cao so với sản xuất lúa (bình quân 3 vụ chỉ cho lợi nhuận 6 - 7 triệu đồng/ha), là nguồn thu nhập thêm hấp dẫn cho người dân địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích cho vùng đất sản xuất khó khăn.
Do dưa không hạt còn khá mới mẻ tại tỉnh Bạc Liêu nên vấn đề thị trường tiêu thụ cho giống dưa này hiện chưa thể khắc phục được ngay.
Mặc dù vậy, nông dân rất quan tâm đến cải thiện thẩm mỹ cho trái thành phẩm Mặt trời đỏ hiện bị méo làm giảm giá trị trái thành phẩm, xem đây là bước đi đón đầu thị trường cần được tiếp tục thử nghiệm với qui mô nhỏ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nông dân thật sự có nhu cầu nắm bắt quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu có hạt truyền thống giúp đạt năng suất, chất lượng cao với chi phí, giá thành rẻ, ít rủi ro nấm bệnh trong điều kiện thời tiết biến đổi.
Đại diện Dự án GIZ Bạc Liêu đề nghị Trung tâm tiếp tục tìm biện pháp khắc phục để tăng giá trị thành phẩm, qua đó tăng lợi nhuận. Song song đó cần hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác dưa không hạt giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí, giá thành qua đó giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.
Theo lịch thời vụ được ngành Nông nghiệp ban hành, từ giữa tháng 2 là thời điểm xuống giống vụ tôm mới. Tuy nhiên, về các vùng nuôi tôm trong tỉnh Bình Định vào thời điểm này, theo ghi nhận, người nuôi tôm chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để bước vào vụ mới.
Người dân Đá Nổi (Thoại Sơn - An Giang) gọi vui như thế. Bởi, nơi đây từng nổi tiếng “mỏ vàng lộ thiên” và gắn liền với vùng đất chứa đựng nhiều vết tích Di chỉ văn hóa Óc Eo.
Trong những năm vừa qua, hoạt động thuỷ sản trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) phát triển khá đa dạng và phong phú. Từ nuôi trồng thuỷ sản cho đến khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân.
Từ lâu, “tiếng” nếp cái hoa vàng vùng Đông Triều (Quảng Ninh) cho gạo thơm dẻo, đậm đà đã được nhiều người biết đến, ưu chuộng. Những năm gần đây, qua việc xây dựng thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Triều”, sản phẩm này càng được biết đến rộng rãi hơn trong nước; nhờ đó, đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa của địa phương.