Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác

Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác
Ngày đăng: 08/10/2013

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

Đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất và phòng chống thiên tai, Tiền Giang chủ trương không mở rộng diện tích đất trồng lúa độc canh ba vụ năm vừa làm nghèo kiệt đất đai, chi phí sản xuất cao mà chỉ giữ ổn định diện tích đất lúa trên dưới 80.000 ha; đồng thời khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống trồng luân vụ trên ruộng theo các mô hình: lúa + màu, lúa + cá, chuyên canh màu,... tiến tới hình thành những vành đai trồng màu quanh những đô thị lớn gắn với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để nâng chất lượng nông sản hàng hóa, giúp nông dân tăng lợi nhuận, giải quyết ổn định đầu ra sản xuất.

Đối với những vùng nằm trong qui hoạch phát triển kinh tế vườn, ngành Nông nghiệp khuyến khích nông dân trồng chuyên canh các loại cây ăn quả đặc sản đang có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng: sầu riêng, cây có múi, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, thanh long,...

Đồng thời, tỉnh đang quán triệt chủ trương giảm diện tích sản xuất đất trồng lúa cho các cấp, các ngành và nông dân, chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ xuống giống đồng loạt "né rầy", khuyến cáo bà con chọn giống tốt, kiện toàn mạng lưới thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới tiêu cũng như áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như "1 phải 5 giảm", IPM,... nhằm tạo tiền đề cho một vụ mùa mới bội thu.

Đáng chú ý, tỉnh tiếp tục triển khai mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" tại các địa bàn trọng điểm; khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu nông sản hàng hóa cho nông dân. Từ đầu năm đến nay, Tiền Giang đã xuống giống được gần 234.000 ha, trong đó đã thu hoạch trên 199.000 ha, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha và sản lượng thu hoạch gần 1.165.000 tấn lúa. Hiện nay, nông dân đang tích cực chăm sóc trên 36.500 ha lúa thu đông không để lũ lụt gây hại.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đồng Gia Trồng Dưa Hấu Lỗ 3 - 4 Triệu Đồng/sào Nông Dân Đồng Gia Trồng Dưa Hấu Lỗ 3 - 4 Triệu Đồng/sào

Dưa hiện đang cho thu hoạch, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, giảm 3 - 4 tạ, giá bán từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với năm trước. Nông dân thua lỗ 3 - 4 triệu đồng/sào.

23/07/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Đất Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Đất

Các hộ tham gia thực hiện mô hình được được hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là 124,5 triệu đồng.

24/07/2013
Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng

Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.

24/07/2013
Liên Kết “Cứu” Cá Tra Liên Kết “Cứu” Cá Tra

Thời gian qua, có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp “cứu” ngành công nghiệp cá tra, tuy nhiên đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Và thực tế buồn là giá cá tra vẫn tiếp tục lao dốc, chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

24/07/2013
Vượt Khó Nhờ Chăn Nuôi Gà Ta Gò Công Vượt Khó Nhờ Chăn Nuôi Gà Ta Gò Công

Anh Trần Văn Thái, nông dân sản xuất giỏi ấp Thành Nhì, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công (GC - Tiền Giang), hiện nay là xã viên HTX chăn nuôi thủy sản GC, nhờ mô hình nuôi gà ta, gia đình anh đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau một thời gian dài lao đao vì dịch cúm gia cầm năm 2003.

24/07/2013